Thảo luận theo nhóm và thực hiện các yêu cầu dưới đây. Các nhóm cử đại diện...

3. Thảo luận theo nhóm và thực hiện các yêu cầu dưới đây. Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả, các nhóm khác theo dõi, góp ý cho nhau.

a. Tìm từ ngữ thích hợp để hoàn thành định nghĩa về phép tương phản:

b. Dựa vào định nghĩa ở hoạt động 3a, cùng bạn tìm các chi tiết và thảo luận về ý nghĩa, tác dụng của việc sử dụng phép tương phản trong văn bản và hoàn thiện bảng theo mầu dưới đây.

Bài Làm:

a. 

PHÉP TƯƠNG PHẢN

(Đối lập)

Là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau.

Để làm  làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.

b.

Chi tiết miêu tả cảnh hộ đê:

  • Dân làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên.
  • Bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ.

Chi tiết miêu tả cảnh vỡ đê:

  • Dân phu hàng trăm người vất vả, cố sức giữ đê: kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, người vác tre, nào đắo, nào cừ… Tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ nhưng ai cũng đã mệt lử cả rồi
  •  Không hề lo lắng: “cau mặt, gắt: mặc kệ!”. Vẫn không ngừng việc chơi bài

Ý nghĩa, tác dụng của phép tương phản: Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn phát triển năng lực ngữ văn 7 bài 26: Sống chết mặc bay; Cách làm bài văn lập luận giải thích...

1. Quan sát các hình ảnh sau và trả lời câu hỏi:

Em đã từng bắt gặp các hình ảnh này trong thực tế hay trên các phương tiện truyền thông chưa? Hãy cho biết (hoặc dự đoán) những hình ảnh này phản ánh hoạt động của ai? Nhằm mục đích gì? Trong hoàn cảnh nào? Trình bày cảm nhận của em về những con người và hoạt động đó.

Xem lời giải

2. Đọc văn bản Sống chết mặc bay (SGK Ngữ văn 7, tập hai, trang 74), phần Chú thích (trang 79) và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a. Tóm tắt văn bản bằng cách hoàn thiện sơ đồ sau.

b. Nêu bố cục và nội dung chính từng đoạn trong văn bản theo sơ đồ sau:

Xem lời giải

4. Thực hiện yêu cầu dưới đây để làm rõ định nghĩa về phép tăng cấp và ý nghĩa, tác dụng của phép tăng cấp trong văn bản Sống chết mặc bay:

a. Điền từ ngữ thích hợp để hoàn thành định nghĩa về phép tăng cấp:

b. Dựa vào định nghĩa ở hoạt động 4a, hoàn thành sơ đồ dưới đây để chứng minh tác giả đã khai thác rất triệt để phép tăng cấp trong văn bản.

Xem lời giải

5. Từ tác dụng của phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp ở trong văn bản Sống chết mặc bay đã phân tích ở hoạt động 4, hãy phát biểu cảm nghĩ của em về:

a. Nỗi khổ của nhân dân.

b. Bản chất của tên quan phủ.

Xem lời giải

6. Trình bày các bước làm bài văn lập luận giải thích.

Xem lời giải

7. So sánh dàn bài của bài văn lập luận giải thích và văn lập luận chứng minh.

Xem lời giải

 8. Có người nhận xét rằng: Nhan đề Sống chết mặc bay đã thể hiện được toàn bộ chủ đề của câu chuyện. Theo em, vì sao có thể nói như vậy? Hãy viết bài văn để giải thích cho các bạn về nhận định đó.

Xem lời giải

11. Bên cạnh những quan tham, quan ác như như nhân vật trong chuyện ngắn của Phạm Duy Tốn, lịch sử cũng ghi nhận rất nhiều vị quan hết lòng vì nước, vì dân. Hãy tìm hiểu và kể cho các bạn cùng nghe.

Xem lời giải

Xem thêm các bài [Phát triển năng lực] Soạn văn 7 tập 2, hay khác:

Xem thêm các bài [Phát triển năng lực] Soạn văn 7 tập 2 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình giúp bạn học tốt hơn.