8. Có người nhận xét rằng: Nhan đề Sống chết mặc bay đã thể hiện được toàn bộ chủ đề của câu chuyện. Theo em, vì sao có thể nói như vậy? Hãy viết bài văn để giải thích cho các bạn về nhận định đó.
Bài Làm:
- Bởi vì tác phẩm này đã vẽ lên bức tranh lũ tham quan, đặc biệt tên quan phụ mẫu, độc ác, vô lương tâm, không quan tâm đến đời sống của nhân dân mà chỉ biết hưởng lạc vui chơi. Trong tình cảnh nhân dân đang vật vã để chống lại cơn thịnh lộ của trời đất thì bọn chúng lại vui vẻ ăn chơi hưởng lạc, đánh tổ tôm. Vì thế nhan đề Sống chết mặc bay đã thể hiện được toàn bộ chủ đề của tác phẩm.
Trước hết, nhan đề "Sống chết mặc bay" là một vế của câu tục ngữ dân gian "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" - với ý nghĩa phê phán những hạng người vô trách nhiệm, ích kỉ, chỉ biết lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến cuộc sống, thậm chí tính mạng của những người khác (ở đây chỉ những tên thầy thuốc dởm, những tên lang băm, thầy bói trong xã hội cũ). Đặt cụm từ "sống chết mặc bay" vào tình huống cụ thể của truyện, Phạm Duy Tốn đã khái quát thành việc phê phán, tố cáo những bọn có chức quyền, mang danh "quan phụ mẫu", "cha mẹ" của dân nhưng lại vô trách nhiệm, vô lương tâm, mất hết nhân tính, thờ ơ trước sự sống còn của con dân. Đó là tên quan phụ mẫu được triều đình cắt cử đi hộ đê, giúp đỡ dân chúng làng X, phủ X chống chọi với mưa lũ, ấy vậy mà hắn vô cảm, không màng đến nhiệm vụ được giao, lao vào ván bài đen đỏ, mặc kệ dân chúng xoay sở với sự tàn phá của thiên nhiên. Cũng qua nhan đề tác phẩm này, Phạm Duy Tốn lên tiếng phê phán thói vô trách nhiệm, ích kỉ, lòng lang dạ sói của tầng lớp quan lại phong kiến lúc bấy giờ và bày tỏ sự xót thương, đồng cảm trước cuộc sống đầy cực khổ của người dân.