BÀI 15: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI BẮC MỸ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ: Phân tích được một trong những vấn đề dân cư, xã hội của Bắc Mỹ:
- Vấn đề nhập cư và chủng tộc.
- Vấn đề đô thị hóa.
2. Năng lực
Năng lực riêng
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua việc phân tích một trong những vấn đề dân cư, xã hội của Bắc Mỹ: vấn đề nhập cư và chủng tộc, vấn đề đô thị hoá.
- Năng lực tìm hiểu địa lí thông qua việc sử dụng các công cụ địa lí học như: tài liệu văn bản, bản đồ, tranh ảnh,...; khai thác internet để tìm hiểu đặc điểm dân cư, xã hội Bắc Mỹ.
Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc chia sẻ, lắng nghe tích cực; làm việc theo cặp/ nhóm.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ học tập và tôn trọng sự đa dạng về văn hoá của các quốc gia.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
- Bản đồ các dòng nhập cư vào châu Mỹ.
- Bản đồ một số đô thị ở Bắc Mỹ.
- Tranh ảnh về các thành phố lớn ở Bắc Mỹ (nếu có).
- Phiếu học tập (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
- Đồ dùng học tập, tư liệu liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kết nối kiến thức đã có với những kiến thức sẽ học trong bài, tạo hứng thú cho HS, định hướng và dẫn dắt vào bài học.
b. Nội dung: GV cho HS quan sát một số bức tranh về các thành phố lớn ở Bắc Mỹ. Yêu cầu HS nêu lên cảm nhận của mình về các bức tranh đó.
c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS quan sát một số bức tranh về về các thành phố lớn ở Bắc Mỹ. Yêu cầu HS nêu lên cảm nhận của mình về các bức tranh đó
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát tranh và nêu cảm nhận.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các HS trình bày trước lớp.
- Các hs khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào nội dung bài mới: Bắc Mỹ là một trong những khu vực phát triển nhất thế giới với điều kiện tự nhiên thuận lợi, cơ sở vật vật chất – hạ tầng nâng cao... Thế nhưng nhập cư, chủng tộc và đô thị hóa là những vấn đề luôn được quan tâm ở Bắc Mỹ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Bắc Mỹ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhập cư và chủng tộc
a. Mục tiêu: Phân tích được vấn đề nhập cư và chủng tộc ở Bắc Mỹ.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, quan sát hình 13.2 trong sgk trả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Vấn đề nhập cư và chủng tộc ở Bắc Mỹ.
d. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp hoặc theo nhóm; đọc thông tin và quan sát hình 13.2 trong SGK để trả lời các câu hỏi sau: + Nêu các dòng nhập cư vào Bắc Mỹ. Các dòng nhập cư đem lại những thuận lợi và khó khăn gì cho Bắc Mỹ? + Cho biết vì sao Bắc Mỹ là khu vực có thành phần chủng tộc đa dạng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS quan sát bản đồ và trả lời các câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2-3 HS lên bảng xác định, chỉ bản đồ. - GV mời đại diện một số nhóm trình bày phần thảo luận của nhóm mình. - Các HS còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo. |
1. Nhập cư và chủng tộc - Người Bắc Mỹ gốc: E-xki-mô và người Anh-điêng thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it. - Các dòng nhập cư vào Bắc Mỹ: + Người da trắng gốc châu Âu (Anh, Pháp, Đức và Hà Lan) thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it. + Người da đen thuộc chủng tộc Nê-grô-it từ châu Phi. + Người từ các khu vực khác: châu Âu, châu Á, khu vực Trung va Nam Mỹ. - Thuận lợi và khó khăn: + Thuận lợi: · Tạo nên các thành phần người lai. · Giảm thiểu tình trạng thiếu lao động. · Đem lại sự đa dạng và phong phú về văn hóa ở Bắc Mỹ. + Khó khăn: · Nhập cư cũng đem đến tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm. · Gia tăng chi phí cho các dịch vụ giáo dục, y tế và điều kiện sống. · Sự bất đồng văn hóa và nạn phân biệt chủng tộc. |