BÀI 13: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI VÀ VIỆC PHÁT KIẾN RA CHÂU MỸ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS cần:
- Trình bày được khái quát được vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ.
- Phân tích được các hệ quả địa lí – lịch sử của việc Cri-xtôp Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ (1492 – 1502).
2. Năng lực
Năng lực riêng
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua việc trình bày khái quát vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ; phân tích các hệ quả địa lí – lịch sử của việc Cri-xtốp Cô-lôm-bô (C. Cô-lôm-bô) phát kiến ra châu Mỹ (1492 – 1502).
- Năng lực tìm hiểu địa lí thông qua việc sử dụng các công cụ địa lí học như: tài liệu văn bản, bản đồ,...; khai thác internet.
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc chủ động, tích cực học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc lắng nghe và phản hồi tích cực, hợp tác làm việc nhóm.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ và có trách nhiệm trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
- Bản đồ tự nhiên châu Mỹ.
- Bản đồ các dòng nhập cư vào châu Mỹ giai đoạn 1530 – 1914.
- Tranh ảnh, video clip về việc C. Cô-lôm-bộ phát kiến ra châu Mỹ (nếu có).
- Phiếu học tập (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
- Đồ dùng học tập, tư liệu liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập, định hướng nội dung bài học mới.
b. Nội dung: GV cho HS quan sát một số hình ảnh / video clip về cuộc thám hiểm của C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ và yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV có thể mở đầu như gợi ý trong SGK hoặc cho HS xem video clip về cuộc thám hiểm của C. Cô-lôm-bộ tìm ra châu Mỹ, đặt câu hỏi: Theo em, việc C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ mang lại những ý nghĩa như thế nào thời bấy giờ?
https://www.youtube.com/watch?v=KWMJUw9J0q8
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video clip và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi trước lớp:
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào nội dung bài mới: Việc việc C. Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ còn đem đến những ý nghĩa đặc biệt gì?. Ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 13: Vị trí đại lý, phạm vi và việc phát kiến ra châu Mỹ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ
a. Mục tiêu: Trình bày khái quát được vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin và quan sát hình 13.1 để trả lời các câu hỏi sau:
- Xác định vị trí và phạm vi của châu Mỹ.
- Cho biết châu Mỹ tiếp giáp với những đại dương nào.
c. Sản phẩm học tập:
- Đặc điểm vị trí và phạm vi địa lí của châu Mỹ.
- Vị trí tiếp giáp của châu Mỹ với các đại dương khác.
d. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin và quan sát hình 13.1 để trả lời các câu hỏi sau: + Xác định vị trí và phạm vi của châu Mỹ. + Cho biết châu Mỹ tiếp giáp với những đại dương nào. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc thông tin, phân tích bảng số liệu và nhận xét. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2-3 HS đưa ra sự phân tích, so sánh. - Các HS còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét - GV chuẩn kiến thức và nhấn mạnh về điểm nổi bật của châu Mỹ là nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, được bao bọc bởi 3 đại dương lớn. |
1. vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ - Châu Mỹ nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, kéo dài theo hướng bắc – nam, từ vùng cực Bắc đến vùng cận cực Nam. - Châu lục này được bao bọc bởi Bắc Băng Dương ở phía bắc, Đại Tây Dương ở phía đông và Thái Bình Dương ở phía tây. - Châu Mỹ bao gồm lục địa Bắc Mỹ và lục địa Nam Mỹ. Hai lục địa này được nối với nhau qua eo đất hẹp Trung Mỹ. |