Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ÔN TẬP CHƯƠNG 3
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ củng cố lại kiến thức về đại cương hóa hữu cơ
- Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong bài ôn tập.
- Giao tiếp và hợp tác: Chủ động, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung ôn tập chương.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải bài tập hợp lý và sáng tạo.
Năng lực hóa học:
- Nhận thức hoá học: Hệ thống hoá được kiến thức về đại cương hóa hữu cơ.
- Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Hoá học giúp con người khám phá, hiểu biết những bí ẩn của tự nhiên.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức để áp dụng vào việc giải bài tập.
- Phẩm chất
- Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học
- Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, kiên nhẫn thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT.
- Sơ đồ tư duy, câu hỏi/bài tập
- Đối với học sinh
- SGK, SBT.
- Sơ đồ tư duy theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
- Nội dung: GV tổ chức trò chơi, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức trò chơi “Nhanh như chớp”
GV đọc lần lượt các chất sau: AlCl3, H2SO4, CH3-CH3, CH2=CH-CH3, (CH3COO)2Ca, C6H5CH2OH, CO, CaC2, KCN. Yêu cầu HS xác định chất nào là chất hữu cơ, chất nào là chất vô cơ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi phần khởi động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra nhanh các đáp án.
Bước 4: Kết luận, nhận định
Đáp án
Chất hữu cơ: CH3-CH3, CH2=CH-CH3, (CH3COO)2Ca, C6H5CH2OH.
Chất chất vô cơ: AlCl3, H2SO4, CO, CaC2, KCN
- GV đánh giá câu trả lời của HS, tuyên dương HS có câu trả lời đúng, nhanh nhất
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Qua trò chơi khởi động, chúng ta đã củng cố được một phần kiến thức của chương 3, để củng cố và luyện tập chương 3 chúng ta cùng nghiên cứu bài học này - Ôn tập chương 3
- HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Sử dụng sơ đồ tư duy, HS hệ thống hoá được kiến thức về hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ.
- Nội dung: HS trình bày sơ đồ tư duy đã chuẩn bị trước
- Sản phẩm học tập:
- Sơ đồ tư duy kiến thức chương
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức lên bảng Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận cặp đôi kiểm tra chéo sơ đồ tư duy đa chuẩn bị ở nhà, chỉnh sửa, bổ sung nội dung (nếu cần) - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sơ đồ tư duy lên bảng theo sự hướng dẫn của GV - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, tổng kết kiến thức chương 3 |
1. Hệ thống hoá kiến thức
|
Sơ đồ tư duy tham khảo
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1: Chất nào sau đây thuộc loại chất hữu cơ ?
- Al2C4 B. C2H4 C. CO D. Na2CO3.
Câu 2: Phản ứng hóa học của các chất hữu cơ thường
- xảy ra nhanh và tạo ra hỗn hợp sản phẩm.
- xảy ra chậm và tạo ra một sản phẩm duy nhất.
- xảy ra chậm và tạo ra hỗn hợp sản phẩm.
- xảy ra nhanh và tạo ra một sản phẩm duy nhất.
Câu 3: Trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố
- carbon B. hydrogen C. oxygen D. nitrogen.
Câu 4: Phân tích chất hữu cơ X chứa C, H, O ta có:
mC : mH : mO = 2,24 : 0,357 : 2. Công thức đơn giản nhất của X là:
- C6H12O4 B. CH3O C. C3H6O2 D. C3H6O
Câu 5: Liên kết hóa học trong phân tử chất hữu cơ chủ yếu là liên kết
- cộng hóa trị B. ion C. kim loại D. hydrogen.
Câu 6: Một hydrocarbon X ở thể khí có tỉ khối hơi so với hydrogen là 14. Công thức phân tử của X là:
- C2H6 B. CH4 C. C2H4 D. C2H2
Câu 7: Hydrocarbon X có 16,28% khối lượng H trong phân tử. Số đồng phân cấu tạo của X là
- 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 8: Cấu tạo hoá học là
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II