Nội dung bài soạn
Câu 1:
- Các trường hợp cần viết tiểu sử tóm tắt đó là: trường hợp b, c, d hầu hết nhưng trường hợp này đều cần viết tiểu sử để giới thiệu về người đó.
- Các trường hợp không cần viết tiểu sử tóm tắt là: a, e
Câu 2:
Bảng so sánh điểm giống và khác nhau giữa văn bản tiểu sử tóm tắt và điếu văn, sơ yếu lí lịch, thuyết minh:
Tiêu chí |
Tiểu sử tóm tắt |
Điếu văn |
Sơ yếu lí lịch |
Thuyết minh |
Giống |
Đều viết về một nhân vật hoặc đối tượng cụ thể |
|||
Khác |
Nét tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp của người được giới thiệu |
- Chú trọng tới mục đích, hoàn cảnh giao tiếp - Đọc trong lễ truy điệu bên ngoài nội dung tiểu sử của người mất còn có: lời chia buồn với gia quyến, tiếc thương người đã mất, ... |
- Do chính bản thân viết theo mẫu - Cần có dấu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền |
- Có đối tượng rộng hơn (người, vật, danh lam, ...). - Văn bản giới thiệu, thuyết minh diễn đạt phong phú, giàu hình ảnh và có tính biểu cảm. |
Câu 3:
VD: Tiểu sử Hàn Mặc Tử tác giả "Đây thôn Vĩ Dạ".
- Hàn Mạc Tử ( 1912 – 1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí; Sinh tại Đồng Hới – Quảng Bình, lớn lên ở Quy Nhơn tỉnh Bình Định.
- Cuộc đời và sự nghiệp:
- Hàn Mặc Tử làm thơ từ 14, 15 tuổi với hiệu là Lệ Thanh, Phong Trần,...
- Tuy cuộc đời nhiều bi thương nhưng ông là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ Mới.
- Năm 1936, ông mắc bệnh phong chuyển hẳn về Quy Nhơn chữa bệnh, ở đây nhà thơ không chịu nổi cảnh giam lỏng, cách ly với bên ngoài nên lấy thơ làm bạn. Sau đó ông mất tại Quy Hòa.
- Các tác phẩm chính: gái quê, lúa chiêm, sao anh không về chơi thôn vĩ, nổi tiếng nhất là tập thơ Điên của ông.