Soạn văn 6 bài lợn cưới áo mới giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính.
Nội dung bài soạn
Câu 1:
- Tính khoe của là phô trương cho người ta thấy hay nghe những gì mình có để chứng minh cho mọi người biết mình có của.
- Anh đi tìm lợn khoe của trong lúc nhà có việc lớn (làm đám cưới), lợn để làm cỗ cho lễ cưới lại bị sổng mất.
- Đáng lí anh ta nên tả đặc điểm, chủng loại để người được hỏi biết trả lời thì anh ta lại hỏi “lợn cưới”- đưa ra thông tin thừa, không cần thiết.
Câu 2:
- Anh muốn khoe áo đứng hóng ở cửa, đợi được người ta khen, anh ta đứng mãi, đứng từ sáng đến chiều.
- Điệu bộ của anh ta khi trả lời không phù hợp với câu hỏi.
- Yếu tố thừa trong câu trả lời: “từ lúc tôi mặc cái áo mới này”. Ở đây, anh ta vừa dùng hành động "giơ vạt áo", vừa dùng cả ngôn ngữ "từ khi tôi mặc cái áo mới này" để khoe. Đấy là yếu tố thừa trong câu trả lời nhưng lại là nội dung, mục đích thông báo của anh.
Câu 3: Đọc “Lợn cưới, áo mới” chúng ta cười vì: Cách khoe của của hai anh chàng lộ liễu, cố ý, lố bịch, đây có thể coi là cuộc đụng đầu thú vị giữa hai cao thủ “khoe khoang” trong một hoàn cảnh đặc biệt.
Câu 4: Ý nghĩa của truyện “Lợn cưới, áo mới”:
- Phê phán tính khoe của, khoe khoang của con người.
- Sự khoe khoang quá đà khiến nhân vật trở thành những kẻ lố bịch, kì quặc trong đời sống.