Nội dung bài soạn
Câu 1:
- Trong truyện Thánh Gióng có: Thánh Gióng nhân vật chính. Ngoài ra, còn có các nhân vật phụ là cha mẹ Gióng, vua, sứ giả, dân làng...
- Các chi tiết tưởng tượng có tính chất kì ảo:
- Ướm chân vào vết chân lạ thụ thai. Sinh ra hai, ba tuổi vẫn chưa nói được, đi được.
- Sứ giả rao tìm người đánh giặc thì cất tiếng xin đánh giặc
- Gióng lớn nhanh như thổi, ăn mãi cũng không no.
- Ngựa sắt hí ra lửa
- Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc tan tành, tháo chạy
- Gióng và ngựa bay lên trời, ngựa phun lửa thiêu cháy một làng, chân ngựa chạy biến thành ao hồ, tre ngả màu vàng óng...
Câu 2: Các chi tiết sau có ý nghĩa:
- Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc: chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm
- Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc: cho thấy, nhân dân ta đề cao phương tiện và vũ khí bằng sắt.
- Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé: thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng sức đồng lòng của nhân dân ta khi có kẻ xâm lược.
- Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ: thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc.
- Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc: Cho thấy, gậy sắt là vũ khí. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí đánh giặc.
- Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời cho thấy: Gióng cũng như chính nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, không đòi danh lợi.
Câu 3: Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng: Với nhiều màu sắc thần kì, hoang đường song là biểu tượng về lòng yêu nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Thể hiện quan niệm và ước mơ cùa nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.
Câu 4: Theo em, truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử ở thời đại Hùng Vương. Đó là những cuộc chiến tranh ác liệt, những thành tựu về vũ khí sắt, thép. Và đặc biệt là tinh thần đoàn kết, cùng chống lại giặc ngoại xâm của nhân dân thời bấy giờ.
Phần luyện tập
Câu 1: Hình ảnh Thánh Gióng đẹp nhất trong tâm trí em là: Thánh Gióng nhổ tre bên đường làm vũ khí đánh giặc. Điều đó thể hiện sự thông mình, nhanh nhạy và sức mạnh phi thường của người anh hùng đánh giặc cứu nước.
Câu 2: Hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên là Hội khoẻ Phù Đổng vì:
- Hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi Thánh Gióng trong thời đại mới.
- Hình ảnh Thánh Gióng là hình ảnh của sức mạnh, của tinh thần chiến thắng rất phù hợp với ý nghĩa của một hội thi thể thao.
- Mục đích của hội thi là khỏe , góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.