CHỦ ĐỀ 3. AN TOÀN VÀ TỰ CHỦ TRONG CUỘC SỐNG
TUẦN 11
CHÀO CỜ: PHÒNG CHỐNG HOẢ HOẠN TRONG TRƯỜNG HỌC
- Nghe phổ biến những quy định phòng chống hoả hoạn trong trường học
- Đề xuất những việc làm phù hợp để phòng chống hoả hoạn trong trường học
Gợi ý:
Đề xuất những việc làm phù hợp để phòng chống hoả hoạn trong trường học:
-
Thường xuyên chú ý tới hoạt động của học sinh, không để các em nghịch lửa hay những thiết bị điện gây cháy, nổ.
-
Lồng kiến thức, kỹ năng phòng cháy chữa cháy vào các bài giảng.
-
Thực hành diễn tập chữa cháy trong tình huống xảy ra hỏa hoạn.
-
Thường xuyên kiểm tra phát hiện định kỳ và khắc phục kịp thời những sơ hở thiếu sót của hệ thống điện .
-
Quản lý chặt chẽ các chất dễ gây cháy nổ. Bố trí, sắp xếp các thiết bị cũng như đồ dùng dụng cụ gọn gàng, cách xa các nguồn lửa, nguồn nhiệt…
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: PHÒNG CHỐNG HOẢ HOẠN
1. Nhận diện nguyên nhân gây hoả hoạn
- Xem phim tư liệu về nguyên nhân gây hoả hoạn
- Thảo luận về những nguyên nhân gây ra hoả hoạn mà em thấy trong tư liệu
- Nêu những nguyên nhân gây hoả hoạn khác mà em biết
Gợi ý:
a, Những nguyên nhân gây hoả hoạn
-
Thiết bị sưởi ấm, thiết bị điện.
-
Hút thuốc trong phòng ngủ
-
Sử dụng nến.
-
Sơ suất của con người.
-
Đồ nướng.
-
Hệ thống đèn chiếu sáng.
-
Hệ thống dây điện bị lỗi.
b, Nêu những nguyên nhân gây hoả hoạn khác mà em biết
- Vừa dùng điện thoại vừa cắm sạc
- Đốt lửa cạnh xe máy.
- Đốt lửa sát nhà tranh, nhà lợp bằng gỗ, rơm, rạ
- Ổ điện có vấn đề
2. Tìm hiểu về cách phòng chống hoả hoạn
- Thảo luận nhóm về những cách phòng chống hoả hoạn
- Chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp
- Nêu cách xử lí khi gặp hoả hoạn trong các tình huống sau
Gợi ý:
a, Các cách phòng chống hoả hoạn
-
Lắp chuông báo khói và kiểm tra thường xuyên
-
Lưu ý khi nấu ăn
-
Dự trù đường đi nếu có hoả hoạn và kiểm tra nguy cơ cháy nổ trong nhà trước khi ngủ
-
Đừng nhét quá nhiều phích cắm vào một ổ điện
-
Không vứt thuốc lá hút dở bừa bãi
-
Cẩn thận khi sử dụng nến hoặc đèn dầu.
b, Cách xử lí tình huống
Tình huống 1: Nếu thấy nhà hàng xóm bị cháy, cần hô hoán những người xung quanh đến dập lửa. Nếu thấy quá gần nhà mình thì phải chạy ra ngoài ngay lập tức, tránh việc cháy lan
Tình huống 2: Khi thấy mùi khét trong nhà, em cần vào kiểm tra ngay và ngắt tất cả các nguồn điện trước. Tuyệt đối không lại gần chỗ đang phát ra mùi khét vì dễ có nguy cơ phát nổ.
SINH HOẠT LỚP: TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG HOẢ HOẠN
- Lựa chọn nội dung và hình thức thể hiện sản phẩm tuyên truyền (tranh vẽ, áp phích, bài viết,..)
- Thiết kế sản phẩm tuyên truyền phòng chống hoả hoạn
- Sử dụng sản phẩm đã làm để tuyên truyền phòng chống hoả hoạn
Gợi ý: