BÀI 6. THỰC HÀNH QUAN SÁT ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ; TÌM HIỂU TÁC HẠI GÂY ĐỘT BIẾN CỦA MỘT SỐ CHẤT ĐỘC
I. CHUẨN BỊ
-
Dụng cụ: Kính hiển vi, dầu soi kính.
-
Mẫu vật: Tiêu bản cố định bộ NST bình thường và bất thường.
II. CÁCH TIẾN HÀNH
1. Đặt câu hỏi nghiên cứu
STT Nội dung vấn đề Câu hỏi giả định 1 Có thể xác định được số lượng và hình thái NST dưới kính hiển vi. Bằng cách nào có thể phát hiện NST dưới kính hiển vi? 2 Có thể xác định được NST đang ở giai đoạn nào của quá trình phân bào. Bằng cách nào có thể xác định được NST đang ở giai đoạn nào của quá trình phân bào bằng kính hiển vi? 3 Có thể xác định được NST bất thường về số lượng. Bằng cách nào có thể xác định được NST bất thường về số lượng bằng kính hiển vi?
2. Đề xuất giả thuyết và phương án chứng minh giả thuyết
STT Nội dung giả thuyết Phương án kiểm chứng giả thuyết 1 Tại kì giữa của quá trình phân bào, các NST co xoắn cực đại nên có hình thái đặc trưng. Quan sát tiêu bản NST ở kì giữa để xác định được số lượng và hình thái NST. 2 Tại kì sau của quá trình phân bào, các NST bị kéo về hai cực nên có hình thái đặc trưng. Quan sát tiêu bản NST ở kì sau để xác định được số lượng và hình thái NST.
3. Thiết kế kiểm chứng nghiên cứu giả thuyết
a, Quan sát đột biến NST trên tiêu bản cố định
b, Tìm hiểu tác hại gây đột biến của một số chất độc
KẾT QUẢ TÌM HIỂU TÁC HẠI GÂY ĐỘT BIẾN CỦA MỘT SỐ CHẤT ĐỘC
Lớp:
Nhóm thực hiện:
Họ và tên thành viên:
Loại chất độc:
Thành phần Tác dụng Cơ chế gây đột biến Hậu quả Thực trạng sử dụng hiện nay Dioxin Là hợp chất độc nhất. Khiến mRNA bị phiên mã sai lệch và gây ra sự tổng hợp của nhiều gen và enzyme khác nhau. Gây ra một loạt bệnh nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong. Hiện bị cấm sử dụng. Thuốc diệt cỏ 2,4D Trừ cỏ hậu nảy mầm Khiến các tế bào phân chia liên tục dẫn tới ung thư. 2,4-D là tác nhân chính gây ung thư, đột biến. Sử dụng dưới sự kiểm soát của nhà nước. Thuốc trừ sâu DDT Diệt côn trùng. Trong cơ thể người, DDT tồn tại rất lâu trong mô mỡ, trong tuyến sữa của phụ nữ mang thai và cho con bú. Gây rối loạn thần kinh ngoại biên và hoocmôn ở người và động vật, là tác nhân gây đột biến, ung thư. Bị nhiều nước cấm sử dụng. Thuốc tẩy giun Dipterex Diệt nấm, giáp xác, giun sán. Ức chế quá trình truyền tín hiệu tại các nơi giao tiếp giữa tế bào thần kinh và cơ bắp, gây ra các triệu chứng như co giật và mất điều khiển của cơ bắp. Rất độc đối với thủy sinh vật và gây độc mãn tính đối với người sử dụng. Bị cấm sử dụng.
4. Thảo luận
Nội dung giả thuyết Đánh giá giả thuyết Kết luận 1 Tại kì giữa của quá trình phân bào, các NST co xoắn cực đại nên có hình thái đặc trưng. 2 Tại kì sau của quá trình phân bào, các NST bị kéo về hai cực nên có hình thái đặc trưng.
STT
Giả thuyết đúng
Có thể quan sát NST ở kì giữa.
Giả thuyết đúng
Có thể quan sát NST ở kì sau.
5. Viết báo cáo thực hành
BÁO CÁO THỰC HÀNH
1. Mục đích thực hiện nghiên cứu
Thực hành, quan sát được đột biến NST trên tiêu bản cố định và tạm thời; tìm hiểu được tác hại gây đột biến ở người của một số chất độc (dioxin, thuốc diệt cỏ 2,4D,...).
2. Kết quả và giải thích
-
Kết quả quan sát đột biến NST:
Đối tượng Bộ NST bình thường Bộ NST đột biến Dạng đột biến Hình vẽ minh họa 1 Tiêu bản NST ở người 2n = 46 2n = 47 (2n + 1, 3 NST 21) Đột biến lệch bội
STT
-
Tác hại của một số loại hóa chất đối với con người: gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe và để lại di chứng lâu dài, nghiêm trọng có thể dẫn tới ung thư, đột biến hoặc tử vong.
-
Một số biện pháp phòng chống:
-
Cấm sử dụng các loại chất độc và kiểm soát chặt chẽ.
-
Tuyên tuyền về tác hại của các chất độc.
-
Tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn.
-
Lập tức đến trung tâm y tế gần nhất nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường.
-
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát.
3. Kết luận
-
Có thể quan sát được hình thái và số lượng NST một cách rõ ràng ở kì giữa và kì sau bằng kính hiển vi.
-
Các chất độc có khả năng gây đột biến đều gây hại rất lớn tới sức khỏe con người.
-
Phần lớn các đột biến NST là có hại.