Quan sát hình 4, 5 và mô tả cảnh quan hoang mạc.

c) Đặc điểm khác của môi trường hoang mạc

  • Quan sát hình 4, 5 và mô tả cảnh quan hoang mạc.
  • Đọc thông tin và hoàn thành bảng theo gợi ý sau:

Sự thích nghi của động vật và thực vật ở hoang mạc

Cách thích nghi của thực vật Cách thích nghi của động vật
   

Bài Làm:

Mô tả cảnh hoang mạc:

  • Hình 4 là hoang mạc ở châu Phi, thể hiện một vùng cát mênh mông, hình thành những đụn cát lớn, giữa hoang mạc hình thành ốc đảo là nơi mà cây cối có thể sinh sống. 
  • Hình 5 là hoang mạc ở Bắc Mĩ, lại là vùng sỏi đá với các cây bụi gai và xương rồng khổng lồ mọc rải rác.

Hoàn thành bảng:

Sự thích nghi của thực, động vật ở hoang mạc

Cách thích nghi của thực vật Cách thích nghi của động vật
Một số loài cây rút ngắn chu kì sinh trưởng cho phù hợp với thời kì có mưa ngủi trong năm. Một số khác, lá biến thành gai hay lá bọc sáp để hạn chế sự hơi nước. Một vài loài cây dự trữ nước trong thân như cây xương rồng nến khổng lồ ở Bắc Mĩ hay cây có thân hình chai ở Nam Mĩ. Phần lớn các loài cây hoang mạc có thân lùn thấp nhưng bộ rễ rất to và dài để có thể hút được nước sâu. Bò sát và côn trùng sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá. Chúng chỉ ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm. Linh dương, lạc đà... sống được là nhờ có khả năng du đói khát và đi xa tìm thức ăn, nước uống. 

Xem thêm các bài Khoa học xã hội 7, hay khác:

Để học tốt Khoa học xã hội 7, loạt bài giải bài tập Khoa học xã hội 7 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Khoa học xã hội 7 - tập 1

Khoa học xã hội 7 - tập 2

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.