II. VAI TRÒ VÀ TÁC HẠI CỦA NGUYÊN SINH VẬT
1/ Quan sát hình 17.3 và cho biết các nguyên sinh vật là thức ăn của những động vật nào
2/ Quan sát hình 17.4, 17.5 hãy cho biết chúng ta cần làm gì để phòng tránh bệnh sốt rét và kiết lị ở người.
3/ Cho biết tên nguyên sinh vật (trong hình 17.3, 17.4, 17.5) tương ứng với từng lợi ích hoặc tác hại trong bảng 17.1.
Ích lợi hoặc tác hại của nguyên sinh vật | Tên nguyên sinh vật | |
Làm thức ăn cho động vật | ? | |
Gây bệnh cho động vật và con người | ? |
4/ Tìm hiểu một số biện pháp vệ sinh ăn uống để phòng trừ các bệnh do nguyên sinh vật gây nên.
Bài Làm:
1/ Là thức ăn của nhiều loại động vật khác: tôm cua, cá, ốc,...
2/ Trùng sốt rét là do muối truyền máu vào người và theo đường máu đến gan. Chúng chui vào kí sinh trong các tế bào hồng cầu, làm cho tế bào hồng cầu bị vỡ, gây nên bệnh sốt rét. Để phòng bệnh do trùng sốt rét gây nên, chúng ta cần tiêu diệt muối truyền bệnh và tránh bị muỗi đốt. Một số biện pháp:
- Thả màn khi ngủ
- Dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi...Bình xịt côn trùng trong nhà, hương muỗi hoặc kem xua muỗi có thể làm giảm hoạt động chích đốt của muỗi.
- Luôn để nhà cửa sạch sẽ, khô thoáng
- Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi, điều hòa nhiệt độ đều có thể làm giảm nguy cơ muỗi bay vào nhà và đốt mọi người trong gia đình.
- Người bị sốt xuất huyết cần được nằm trong màn, tránh muỗi đốt khiến bệnh lây lan bệnh cho người khác
Trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống đi vào ống tiêu hóa của người gây lở lớt ở thành ruột. Một số biện pháp phòng tránh bệnh trùng kiết lị;
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Ăn uống sạch sẽ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Khi phát hiện ra bệnh cần phải mang đi khám chữa ngay lập tức
3/
Ích lợi hoặc tác hại của nguyên sinh vật | Tên nguyên sinh vật | |
Làm thức ăn cho động vật | Tảo (thức ăn cho san hô), trùng roi, | |
Gây bệnh cho động vật và con người | Tảo lục, trùng sốt rét, trùng kiết lị, |