Bài 3 . PHONG TRÀO VĂN HOÁ PHỤC HƯNG VÀ CẢI CÁCH TÔN GIÁO
A. Trắc nghiệm
Bài tập 1. Hãy xác định phương án đúng.
1.1. Cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến là
A. cách mạng tri thức sau phát kiến địa lí.
B. phong trào Văn hoá Phục hưng ở Tây Âu.
C. các cuộc chiến tranh nông dân ở Tây Âu.
D. trào lưu “Triết học Ánh sáng” của Pháp.
Trả lời: B. phong trào Văn hoá Phục hưng ở Tây Âu.
1.2. Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của phong trào Văn hoá Phục hưng là do
A. giai cấp tư sản muốn giành được địa vị xã hội tương ứng với thế lực kinh tế.
B. giai cấp tư sản muốn có được tiềm lực kinh tế tương ứng với địa vị xã hội.
C. giai cấp tư sản muốn thủ tiêu văn hoá của các quốc gia cổ đại Hy Lạp, La Mã.
D. giai cấp tư sản dựa vào các cuộc chiến tranh nông dân để chống lại chế độ phong kiến.
Trả lời: A. giai cấp tư sản muốn giành được địa vị xã hội tương ứng với thế lực kinh tế.
1.3. “Quê hương” của phong trào Văn hoá Phục hưng là
A. Pháp. B. Anh. C. I-ta-li-a. D. Đức.
Trả lời: C. I-ta-li-a.
1.4. Ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng là
A. đề cao độc lập, chủ quyền và tự do của các dân tộc.
B. đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân.
C. đề cao giáo lí của Giáo hội nhà thờ Thiên Chúa giáo.
D. đề cao giá trị văn hoá Tây Âu thời sơ kì trung đại.
Trả lời: B. đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân.
1.5. Lĩnh vực nào đạt được thành tựu rực rỡ nhất trong phong trào Văn hoá Phục hưng?
A. Văn học, Triết học. C. Khoa học – Kĩ thuật.
B. Nghệ thuật, Toán học. D. Văn học, Nghệ thuật
Trả lời: D. Văn học, Nghệ thuật
1.6. Câu nói nổi tiếng “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” là của nhà khoa học nào?
A. N. Cô-péc-ních (Ba Lan). C. G. Bru-nô (I-ta-li-a).
B. G. Ga-li-lê (l-ta-li-a). D. Pơ-tô-lê-mê (Hy Lạp).
Trả lời: B. G. Ga-li-lê (l-ta-li-a).
1.7. Ý nào dưới đây không phải là nội dung của phong trào Cải cách tôn giáo?
A. Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản.
B. Phê phán những giáo lí giả dối của Giáo hội.
C. Đòi bỏ bớt những lễ nghi tốn kém.
D. Đề cao công lao của Giáo hoàng.
Trả lời: D. Đề cao công lao của Giáo hoàng.
1.8. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bùng nổ phong trào Cải cách tôn giáo, ngoại trừ
A. Giáo hội Thiên Chúa dần trở nên lũng đoạn, chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu.
B. giai cấp tư sản muốn sáng lập tôn giáo mới để cứu vớt những người nghèo khổ.
C. nhiều giáo hoàng và giám mục quá quan tâm đến quyền lực và vật chất.
D, nhiều lễ nghi Thiên Chúa giáo gây tốn kém và phiền phức cho đời sống của các tín đồ.
Trả lời: B. giai cấp tư sản muốn sáng lập tôn giáo mới để cứu vớt những người nghèo khổ.
Bài tập 2. Hãy ghép tên nhân vật với lĩnh vực mà họ có nhiều cống hiến trong phong trào Văn hoá Phục hưng.
Nhân vật | Lĩnh vực |
1. Dan-tê | a) Văn học |
2. Lê-ô-na đơ Vanh-xi | |
3. W. Séch-xpia | b) Nghệ thuật |
4. Mi-ken-lăng-giơ | |
5. G. Bru-nô | c) Khoa học tự nhiên |
6. M. Xéc-van-tét | |
7. N. Cô-péc-ních | |
8. G. Ga-li-lê |
Trả lời:
1, 3, 6 - a)
2, 4 - b)
5, 7, 8 - c)
Bài tập 3. Hãy xác định các câu sau đây đúng hoặc sai về nội dung lịch sử và giải thích ngắn gọn câu sai.
A. Giai cấp tư sản ra có thế lực ngày càng mạnh về kinh tế nhưng chưa có địa vị xã hội tương ứng, vì thế họ muốn đấu tranh chống lại chế độ phong kiến, đầu tiên là trên lĩnh vực tư tưởng – văn hoá.
B. Giai cấp tư sản muốn xây dựng một nền văn hoá mới của giai cấp mình.
C. Quê hương của phong trào Văn hoá Phục hưng là Anh.
D. Nội dung chủ đạo của phong trào Văn hoá Phục hưng là ca ngợi sự công bằng, bác ái.
E. Các nhà tư tưởng của phong trào Văn hoá Phục hưng công khai ủng hộ việc bóc lột làm giàu của giai cấp tư sản.
G. Phong trào Cải cách tôn giáo là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực chính trị của giai cấp tư sản.
H. Sự ra đời của đạo Tin Lành là một trong những kết quả của phong trào Cải cách tôn giáo.
Trả lời:
Đúng: A, B, H.
Sai: C (vì quê hương của phong trào Văn hoá Phục hưng là I-ta-li-a); D (vì nội dung chủ đạo là đề cao giá trị con người và tự do cá nhân); E (vì mục đích của các nhà tư tưởng trong phong trào Văn hoá Phục hưng là ủng hộ giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến lỗi thời); G (vì phong trào Cải cách tôn giáo là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá – tư tưởng)
B. Tự luận
Bài tập 1. Hãy hoàn thành sơ đồ về phong trào Văn hoá Phục hưng và Cải cách tôn giáo (theo mẫu dưới đây).
Trả lời:
Bài tập 2. Từ kết quả bài tập 1, em hãy tìm ra điểm giống nhau giữa phong trào Văn hoá Phục hưng và Cải cách tôn giáo.
Trả lời: Điểm giống nhau giữa phong trào Văn hoá Phục hưng và Cải cách tôn giáo là:
- Lên án gay gắt Giáo hội Thiên Chúa giáo.
- Là các cuộc đấu tranh công khai trên lĩnh vực văn hoá - tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến, mở đường cho văn hoá Tây Âu phát triển.
Bài tập 3. Ph. Ăng-ghen đã nhận xét về thời đại Phục hưng như sau: “Đó là một cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại nhất mà loài người chưa từng thấy, một thời đại đã đề ra những con người khổng lồ, khổng lồ về tư tưởng,... về tài năng mọi mặt và sự hiểu biết sâu rộng của họ. Em có đồng ý với nhận xét trên không? Vì sao?
Trả lời:
Đồng ý với nhận xét của Ph. Ăng-ghen vì: Phong trào Văn hoá Phục hưng là cuộc đấu tranh đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá – tư tưởng, chống lại nền văn hoá lỗi thời, lạc hậu của chế độ phong kiến, xây dựng một nền văn hoá mới mang đậm tinh thần nhân văn của giai cấp tư sản. Phong trào này có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đạt nhất trên lĩnh vực văn hoá – tư tưởng trong lịch sử loài người. Thời đại Văn hoá Phục hưng đã để lại nhiều tên tuổi với những đóng góp lớn lao về nhiều mặt: văn học, nghệ thuật, khoa học tự nhiên,... (dẫn chứng). Thậm chí, để bảo vệ cho quan điểm của mình, họ đã phải chấp nhận bị bỏ tù hoặc đánh đổi tính mạng (G. Ga-li-lê, Mác-tin Lu-thơ,...).
HS có thể tìm hiểu thêm về một tác phẩm nghệ thuật như Bích hoạ của Mi-ken-lăng-giơ trên vòm nhà thờ Xích-xtin để chứng minh cho ý: khổng lồ về tư tưởng,... về tài năng mọi mặt và sự hiểu biết sâu rộng