Giải SBT bài 5: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á

Giải SBT bài 5: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á. Bài học nằm trong phần lịch sử của SBT(sách bài tập) Lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Cách giải ngắn gọn, dễ hiểu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

Bài 5: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU Á

1. Lựa chọn đáp án đúng.

a) Phần đất liền của châu Á nằm

A. hoàn toàn ở bán cầu Bắc, hoàn toàn ở bán cầu Đông.

B. gần hoàn toàn ở bán cầu Bắc, hoàn toàn ở bán cầu Đông.

C. hoàn toàn ở bán cầu Bắc, gần hoàn toàn ở bán cầu Đông.

D. gần hoàn toàn ở bán cầu Bắc, gần hoàn toàn ở bán cầu Đông.

Trả lời: C. hoàn toàn ở bán cầu Bắc, gần hoàn toàn ở bán cầu Đông.

b) Theo chiều bắc – nam, châu Á kéo dài khoảng

A. 9 200 km.                          B. 8000 km.                C. 8 500 km.                     D. 9 500 km. 

Trả lời: C. 8 500 km.     

c) Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?

A. Thái Bình Dương.

B. Bắc Băng Dương. 

C. Ấn Độ Dương.  

D. Đại Tây Dương.

Trả lời: D. Đại Tây Dương.

d) Phần đất liền châu Á tiếp giáp với các châu lục nào? 

A. Châu Âu và châu Phi.

B. Châu Đại Dương và châu Phi.

C. Châu Âu và châu Mỹ.

D. Châu Mỹ và châu Đại Dương.

Trả lời: A. Châu Âu và châu Phi.

e) Những khu vực có khí hậu nhiệt đới là:

A. toàn bộ Đông Nam Á và Nam Á.

B. phần lục địa Đông Nam Á (trừ bán đảo Mã Lai), Nam Á và phía nam Tây Á.

C. phần lục địa của Đông Nam Á và toàn bộ Nam Á.

D. phần lục địa của Đông Nam Á và phần đông của Nam Á.

Trả lời: B. phần lục địa Đông Nam Á (trừ bán đảo Mã Lai), Nam Á và phía nam Tây Á.

g) Một trong những khó khăn của thiên nhiên châu Á đối với đời sống và sản xuất là:

A. chịu nhiều tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu.

B. khí hậu lạnh giá khắc nghiệt chiếm phần lớn diện tích.

C. có rất ít đồng bằng để sản xuất nông nghiệp.

D. tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn

Trả lời: A. chịu nhiều tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu.

h) Các khu vực có mạng lưới sông dày ở châu Á là:

A. Bắc Á, Nam Á, Tây Á.

B. Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Trung Á.

C. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á.

D. Đông Nam Á, Tây Á, Trung Á.

Trả lời: C. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á.

2. So sánh sự khác biệt về vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ giữa châu Âu và châu Á bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây.

Yếu tố  Châu Âu  Châu Á 
Vị trí địa lí     
Hình dạng lãnh thổ    

 Trả lời:

Sự khác biệt về vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ giữa châu Âu và châu Á:

Yếu tố  Châu Âu  Châu Á 
Vị trí địa lí   Phía đông lục địa Á – Âu.  Phía tây lục địa Á – Âu. 
Hình dạng lãnh thổ  Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bản | đảo, biển, vũng vịnh.  Dạng hình khối rõ rệt. 

 

3. Ghép các ô ở bên trái với các ô bên ở phải sao cho phù hợp.

1. Núi  A. Đê-can, Tây Tạng, Iran 
2. Sơn nguyên B. Tây Xi-bia, Ấn – Hằng, Lưỡng Hà, Kibia, An-H Hoa Bắc
3. Đồng bằng C. Hi-ma-lay-a, Thiên Sơn, Côn Luân, Hin-đu-cúc, An-tai

 Trả lời:

1 - C

2 - A

3 - B

4. Quan sát hình 1 trang 110 SGK và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây.

Phần phía bắc châu Á

Đồng bằng:

Cao nguyên:

Núi:

Phần trung tâm châu Á 

 - Núi:

- Sơn nguyên: 

 Phần phía đông châu Á 

-  Núi:

- Cao nguyên:

- Đồng bằng: 

 Phần phía nam và tây nam châu Á

 - Núi:

- Sơn nguyên: 

 - Đồng bằng:

 Trả lời:

Phần phía bắc châu Á

Đồng bằng: Tây Xi-bia 

Cao nguyên: Trung Xi-bia 

Núi: Xta-nô-vôi, An-tai, Xai-an 

Phần trung tâm châu Á 

 - Núi: Hi-ma-lay-a, Côn Luân, Thiên Sơn,..

- Sơn nguyên: Tây Tạng

 Phần phía đông châu Á 

-  Núi: l-a-blô-nô-vôi, Đại Hưng An Đi

- Cao nguyên:  Hoàng Thổ 

- Đồng bằng: Hoa Bắc 

 Phần phía nam và tây nam châu Á

 - Núi:  Cáp-ca, Hin-đu-cúc 

- Sơn nguyên:  I-ran, Đê-can

 - Đồng bằng:  Ấn – Hằng 

5. Ghép các ô bên trái với các ô bên phải sao cho phù hợp.

VÙNG PHÂN BỐ CHỦ YẾU CỦA MỘT SỐ LOẠI KHOÁNG SẢN Ở CHÂU Á

1. Dầu mỏ a) Đông Á, Đông Nam Á, Trung Á, Bắc Á  
2. Than đá b) Đông Nam Á, Bắc Á 
3. Såt  c) Tây Á, Trung Á, Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á
4. Thiếc  d) Đông Á, Nam Á
5. Đồng  e) Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á 

 Trả lời:

 1-c,2-e, 3-d, 4-b, 5-a.

6. Hoàn thành bảng theo mẫu sau:

PHẠM VI PHÂN BỐ CỦA CÁC ĐỚI, KIỂU KHÍ HẬU Ở CHÂU Á

Đới, kiểu khí hậu  Phạm vi 
Đới khí hậu cực và cận cực  
Kiểu khí hậu ôn đới lục địa   
Kiểu khí hậu ôn đới gió mùa   
Kiểu khí hậu ôn đới hải dương  
Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải  
Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa  
Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa   
Kiểu khí hậu núi cao   
Kiểu khí hậu nhiệt đới khô   
Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa  
Đới khí hậu xích đạo  

 Trả lời:

7. Hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây để thấy được sự phân bố, đặc điểm khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa ở châu Á.

Yếu tố Khí hậu gió mùa Khí hậu lục địa 
Phân bố     
Đặc điểm    

 Trả lời:

 Sự phân bố và đặc điểm khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa ở châu Á:

Yếu tố Khí hậu gió mùa Khí hậu lục địa 
Phân bố    Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á.   Vùng nội địa và Tây Á.
Đặc điểm

- Mùa đông, gió từ lục địa thổi ra, khô, lạnh và ít mưa. 

 – Mùa hạ, gió từ đại dương thổi vào, nóng, ẩm, mưa nhiều.

– Thường chịu ảnh hưởng của bão. 

– Mùa đông khô và lạnh.

– Mùa hạ khô và nóng.

- Lượng mưa rất thấp, trung bình 200 – 500 mm/năm.

 

8. Nếu những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên châu Á đối với sản xuất nông nghiệp.

Trả lời: Những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên châu Á đối với sản xuất nông nghiệp

 

9. Cho biết tên các sông lớn ở các khu vực châu Á bằng cách hoàn thiện bảng theo mẫu dưới đây.

Khu vực Các sông lớn
Bắc Á  
Đông Á  
Đông Nam Á  
Nam Á   
Trung Á  
Tây Á   

 Trả lời:

Khu vực Các sông lớn
Bắc Á  Lê-na,l-ê-nít-xây, Ô-bi 
Đông Á   A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang 
Đông Nam Á   Mê Công 
Nam Á   Ấn, Hằng, Bra-ma-put 
Trung Á  Xua Da-ri-a, A-mu Da-ri-a 
Tây Á   Ti-gro, O-phrát 

 

10. Sắp xếp các cụm từ sau vào ba ô sao cho phù hợp.

 (1) rừng lá rộng cận nhiệt                (2) vùng Xi-bia              (3) rêu và địa y 

(4) loài di cư        (5) khí hậu khô hạn                           (6) rừng mưa nhiệt đới 

 (7) dải hẹp phía bắc châu lục                          (8) không có cây thân gỗ

 (9) đông nam Trung Quốc, quần đảo Nhật Bản        (10) rừng lá kim

Trả lời:

11. Những nguyên nhân nào dẫn tới việc giảm diện tích rừng và đa dạng sinh học ở châu Á?

Trả lời:

  • Sự suy giảm và mất đi nơi sinh cư
  • Sự khai thác quá mức
  • Ô nhiễm môi trường

12. Tìm hiểu thông tin và đề xuất một số biện pháp bảo vệ tự nhiên ở châu Á.

Trả lời:

 Một số biện pháp bảo vệ tự nhiên ở châu Á:

– Trồng rừng, bảo vệ rừng và phát triển rừng bền vững.

– Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên.

– Giảm phát thải khí nhà kính.

– Xử lí rác thải, khí thải, nước thải trước khi xả ra môi trường.

– Sử dụng năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch

 

13. Cho biết ý nghĩa của các đặc điểm tự nhiên đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á.

Gợi ý: Vấn đề sử dụng, bảo vệ Đặc điểm tự nhiên Địa hình Khoáng sản Khí hậu và van vái quốc  Sông, hồ Đới thiên nhiên 

Trả lời:  Các khu vực cao nguyên và đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất.

 Đặc điểm tự nhiên  Vấn đề sử dụng, bảo vệ 
 Địa hình

- Phần lớn diện tích là núi cao, hiểm trở gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và đời sống.

– Địa hình chia cắt mạnh nên cần chú ý chống xói mòn, sạt lở đất  

 Khoáng sản

 - Tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở phát triển các ngành khai thác, chế biến, xuất khẩu khoáng sản; cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. 

– Trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản cần lưu ý sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế tàn phá môi trường.

 Khí hậu

 – Khí hậu phân hoá tạo nên sự đa dạng của các sản phẩm nông nghiệp và các hình thức du lịch ở các khu vực khác nhau.

– Có nhiều thiên tai và chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu nên cần có các biện pháp phòng tránh thiên tai và ứng Khí hậu phó với biến đổi khí hậu. 

 Sông, hồ

 – Nhiều sông và hồ lớn cung cấp nguồn nước dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất.

– Hằng năm, các sông thường gây ra lũ lụt làm thiệt hại về người và tài sản, cần có các biện pháp dự báo, phòng tránh lũ lụt.  

 Đới thiên nhiên

 – Đới thiên nhiên phân hoá tạo nên sự phong phú của các cảnh quan và hệ động, thực vật ở các khu vực, là tiền đề phát triển các ngành nông nghiệp và du lịch. 

– Nhiều diện tích rừng tự nhiên và các loài động, thực vật bị | suy giảm nghiêm trọng, cần có các biện pháp bảo vệ, phục hồi rừng.

 

14. Tìm hiểu và nêu một số đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta.

 Trả lời:

HS tìm hiểu thông tin qua sách, báo và internet để tìm ra một số đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta. Gợi ý: 

- Nhiệt độ trung bình năm cao, trên 21°C.

– Độ ẩm cao, mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm 1 500 – 2 000 mm.

– Khí hậu chia hai mùa: mùa đông có gió mùa đông bắc, nửa đầu mùa đông lạnh, khô, nửa cuối mùa đông lạnh ẩm; mùa hạ có gió mùa tây nam, nóng, ẩm và gây mưa

15. Khí hậu nhiệt đới gió mùa có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống và sản xuất ở địa phương em? 

 Trả lời: 

Gợi ý: Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống:

a) Hoạt động sản xuất nông nghiệp:– Thuận lợi: nền nhiệt cao, độ ẩm lớn, mưa nhiều tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước, thâm canh tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi.

– Khó khăn:

+ Thời tiết thất thường (thiên tai mưa bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm rét hại…) gây khó khăn cho hoạt động canh tác, thời vụ, phòng chống thiên tai.

+ Độ ẩm lớn là môi trường thuận lợi cho dịch bệnh phát triển ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi.

b) Hoạt động sản xuất khác và đời sống:

– Thuận lợi: để phát triển các ngành kinh tế như lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch…đồng thời đẩy mạnh các hoạt động khai thác, xây dựng nhất là vào mùa khô.

– Khó khăn:

 + Hoạt động giao thông, du lịch, công nghiệp khai thác… chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông ngòi.

 + Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc thiết bị, nông sản.

 + Thiên tai bão lũ, nhạn hán gây tổn thất nặng nề tới mọi ngành sản xuất, về người và tài sản.

 + Các hoạt động thời tiết thất thường như dông, lốc, sương muối, rét hại… cũng ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.

 + Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.

Xem thêm các bài Giải SBT lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.