Giải SBT bài 19: Châu Nam Cực

Giải SBT bài 19: Châu Nam Cực. Bài học nằm trong phần lịch sử của SBT(sách bài tập) Lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Cách giải ngắn gọn, dễ hiểu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

Bài 19 : CHÂU NAM CỰC

1. Lựa chọn đáp án đúng.

a) Đặc điểm về vị trí địa lí nào dưới đây không thuộc châu Nam Cực?

A. Đại bộ phận diện tích nằm trong phạm vi phía nam của vòng cực Nam.

B. Xích đạo chạy ngang qua châu lục.

C. Được bao bọc bởi đại dương.

D. Nằm cách xa các châu lục khác.

Trả lời: B. Xích đạo chạy ngang qua châu lục.

b) Độ cao trung bình của châu Nam Cực là hơn 2 040 m, cao nhất trong các châu lục. Nguyên nhân là do:

A. trên bề mặt châu Nam Cực có các dãy núi cao bậc nhất thế giới.

B. các mảng kiến tạo xô vào nhau khiến lục địa Nam Cực được nâng cao.

C. bề mặt châu Nam Cực bị phủ bởi lớp băng dày hàng nghìn mét.

D. mực nước đại dương bao quanh châu Nam Cực thấp hơn ở các nơi khác.

Trả lời: C. bề mặt châu Nam Cực bị phủ bởi lớp băng dày hàng nghìn mét.

c) Châu Nam Cực là nơi có nhiều gió bão nhất thế giới, do:

A. đây là vùng khí áp cao, gió từ trung tâm lục địa thổi ra với vận tốc cao.

B. đây là vùng khí áp thấp, hút gió từ các nơi thổi tới.

C. ở đại dương bao quanh hình thành các khu khí áp thấp, hình thành bão.

D. bề mặt lục địa bằng phẳng, gió mạnh không bị cản trở.

Trả lời: A. đây là vùng khí áp cao, gió từ trung tâm lục địa thổi ra với vận tốc cao.

2. Hãy hoàn thành sơ đồ các mốc chính trong lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực theo gợi ý sau

Trả lời:

3. Trong các câu sau, câu nào đúng, cậu nào sal?

a) Đây là châu lục có diện tích nhỏ nhất trong các châu lục trên Trái Đất.

b) 98% bề mặt châu lục bị phủ bởi một lớp băng dày.

c) Khoảng 40% lượng nước ngọt trên Trái Đất nằm ở châu Nam Cực.

d) Đây là châu lục khô nhất trên thế giới.

e) Ở châu Nam Cực hầu như không có thực vật và động vật sinh sống.

g) Châu Nam Cực hầu như không có tài nguyên khoáng sản.

Trả lời:

– Câu đúng: b, d, e.

– Câu sai: a, c, g

4. Biến đổi khí hậu khiển nhiệt độ Trái Đất tăng lên, dẫn tới lớp băng ở trên bề mặt lục địa Nam Cực tan chảy. Theo em, điều này sẽ tác động tới thiên nhiên và con người trên Trái Đất như thế nào

Trả lời:

Biến đổi khí hậu trầm trọng

Mực nước biển dâng cao

Ảnh hưởng đến việc đi lại trên biển

Ô nhiễm môi trường và ô nhiễm không khí, nắng nóng kéo dài

Hiện tượng băng tan làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất làm thay đổi môi trường sống của nhiều loài động vật khiến chúng có nguy cơ tuyệt chủng. Đặc biệt là môi trường sống ở biển hoặc rừng, nơi bị ảnh hưởng trực tiếp từ hiện tượng băng tan.

Xem thêm các bài Giải SBT lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.