Câu 1. Em hãy nối các dữ kiện phù hợp ở các cột A, B, C, D và viết lại thành câu về sự ra đời của hai nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.
Trả lời:
- Thế kỉ VII TCN, lập ra nhà nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, đứng đầu nhà nước là vua Hùng Vương.
- Thế kỉ III TCN, lập ra nhà nước Âu Lạc, dời đô về Phong Khê, đứng đầu nhà nước là vua Thục phán An Dương Vương.
Câu 2. Em hãy xác định các mốc thời gian gắn với những sự kiện lịch sử quan trọng của thời kì Văn Lang, Âu Lạc theo bảng dưới đây.
Trả lời:
Thời gian | Sự kiện lịch sử |
Nhà nước Văn Lang thành lập | |
Quân Tần đánh xuống vùng đất sinh sống của các bộ tộc Việt | |
Kháng chiến chống Tần kết thúc, Thục Phán xưng là An Dương Vương, lập nước Âu Lạc | |
Âu Lạc bị Triệu Đà sáp nhập vào Việt Nam |
Trả lời:
Thời gian | Sự kiện lịch sử |
Thế kỉ VII TCN | Nhà nước Văn Lang thành lập |
Năm 214 TCN | Quân Tần đánh xuống vùng đất sinh sống của các bộ tộc Việt |
Năm 208 TCN | Kháng chiến chống Tần kết thúc, Thục Phán xưng là An Dương Vương, lập nước Âu Lạc |
Năm 179 TCN | Âu Lạc bị Triệu Đà sáp nhập vào Việt Nam |
Câu 3. Quan sát hình 14.2 trong SGK, em hãy điền những từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống về tổ chức của nhà nước Văn Lang.
Thế kỉ VII TCN, thủ lĩnh bộ lạc ............................ đã thu phục các bộ lạc khác, lập ra nhà nước .............................. đóng đô ở .......................... (Việt Trì, Phú Thọ). Đứng đầu nhà nước là ..........................., giúp việc cho vua là các ......................... Ông chia nước thành 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là............................ Đứng đầu chiềng, chạ là các ........................
Nhà nước ...........................chưa có luật pháp và ............................ Khi có chiến tranh, nhà nước huy động thanh niên trai tráng ở các ............................ tập hợp lại cùng chiến đấu.
Trả lời:
Thế kỉ VII TCN, thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã thu phục các bộ lạc khác, lập ra nhà nước Văn Lang đóng đô ở Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ). Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương, giúp việc cho vua là các Lạc hầu. Ông chia nước thành 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng. Đứng đầu chiềng, chạ là các Bồ chính.
Nhà nước Văng Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, nhà nước huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại cùng chiến đấu.
Câu 4. Quan sát hình 14.3 và sơ đồ 14.4 trong SGK, tưởng tượng là một hướng dẫn viên du lịch, em sẽ chọn giới thiệu điều gì về di tích thành Cổ Loa? Hãy viết một đoạn văn ngắn về điều em muốn nói.
Trả lời:
Thành Cổ Loa là di tích lịch sử tại vùng đất xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Cổ Loa là kinh đô của nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và của nhà nước phong kiến dưới thời Ngô Quyền thế kỷ 10. Nhắc đến Cổ Loa, người ta nghĩ ngay đến truyền thuyết về An Dương Vương được thần Kim Quy bày cho cách xây thành, về chiếc nỏ thần làm từ móng rùa thần và mối tình bi thương Mị Châu - Trọng Thủy. Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”. Cổ Loa có hàng loạt di chỉ khảo cổ học đã được phát hiện, phản ánh quá trình phát triển liên tục của dân tộc Việt Nam từ sơ khai qua các thời kỳ đồ đồng, đồ đá và đồ sắt mà đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn, vẫn được coi là nền văn minh sông Hồng thời kỳ tiền sử của dân tộc Việt Nam. Hằng năm vào ngày 6 tháng giêng âm lịch, cư dân Cổ Loa tổ chức một lễ hội trang trọng để tưởng nhớ những người đã có công xây thành, nhất là để ghi ơn An Dương Vương, người khai sinh ra nhà nước phong kiến Âu Lạc. Cổ Loa ngày nay không chỉ đã trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm, mà nó còn là một điểm đến lý tưởng cho các du khách thập phương muốn khám phá những giá trị văn hóa, những hình ảnh quen thuộc của một làng quê Bắc Bộ thanh bình.
Câu 5. Hoàn thành sơ đồ tư duy theo mẫu bên dưới về tổ chức nhà nước Văn Lang
Trả lời: