[Chân trời sáng tạo] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 15: Thực hành phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa

Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 15: Thực hành phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa sách "Chân trời sáng tạo". ConKec sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

 

Câu 1. Cho đoạn văn sau:

Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta

Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa khí hậu:

- Từ tháng 11 đến tháng 4, chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc, thời tiết các địa phương trong cả nước khác nhau: Miền Bắc nhiệt độ trung bình nhiều tháng xuống thấp dưới 20°C, có tiết trời se lạnh và khô hanh vào đầu đông, cuối đông có mưa phùn ẩm ướt; miền Nam và Tây Nguyên có thời tiết nóng khô.

- Từ tháng 5 đến tháng 10, gió Tây Nam hoạt động chủ yếu, nhiệt độ cả nước đều cao, nhiệt độ trung bình các tháng thường trên 25°C, thời gian này có mưa nhiều, chiếm 80% lượng mưa cả năm.

Đọc kĩ đoạn văn trên, trả lời các câu hỏi dưới đây:

1. Những loại gió nào ảnh hưởng đến sự phân chia các mùa khí hậu ở nước ta?

2. Những tháng cuối năm, thời tiết ở miền Bắc khác với thời tiết ở miền Nam như thế nào?

3. Mô tả thời tiết nước ta trong thời gian mùa hạ.

Trả lời:

1. Những loại gió ảnh hưởng đến sự phân chia các mùa khí hậu ở nước ta: gió Đông Bắc, gió Tây Nam.

2. Những tháng cuối năm thời tiết ở miền Bắc khác với thời tiết ở miền Nam: nhiệt độ cả nước đều cao, nhiệt độ trung bình các tháng thường trên 25°C, thời gian này có mưa nhiều, chiếm 80% lượng mưa cả năm. 

3. Thời tiết nước ta trong thời gian mùa hạ: chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc, thời tiết các địa phương trong cả nước khác nhau: 

  • Miền Bắc nhiệt độ trung bình nhiều tháng xuống thấp dưới 20°C, có tiết trời se lạnh và khô hanh vào đầu đông, cuối đông có mưa phùn ẩm ướt.
  • Miền Nam và Tây Nguyên có thời tiết nóng khô.

Câu 2. Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm A và địa điểm B, em hãy cho biết:

[Chân trời sáng tạo] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 15: Thực hành phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa

1. Ở mỗi địa điểm, tháng nào có nhiệt độ trung bình cao nhất? Tháng nào có nhiệt độ trung bình thấp nhất?

2. Dựa vào kiến thức đã học ở chương 2 SGK, cho biết địa điểm nào thuộc bán cầu Nam, địa điểm nào thuộc bán cầu Bắc?

Trả lời:

1. 

Địa điểm A:

  • Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất: tháng 5
  • Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất: tháng 1 và tháng 12

Địa điểm B:

  • Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất: tháng 1 và tháng 12
  • Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất: tháng 7

2. Địa điểm A thuộc bán cầu Nam

     Địa điểm B thuộc bán cầu Bắc

Câu 3. Cho bảng số liệu sau:

[Chân trời sáng tạo] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 15: Thực hành phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa

Dựa vào bảng 15.1 để điền các thông tin vào bảng dưới đây:

Địa điểm Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh
Nhiệt độ trung bình năm ($^{o}$C)    
Tổng lượng mưa hàng năm (mm)    
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là bao nhiêu $^{o}$C?    
Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là bao nhiêu $^{o}$C?    
Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng có nhiệt độ cao nhất và thấp nhất là bao nhiêu $^{o}$C?    
Lượng mưa tháng cao nhất là bao nhiêu mm?    
Lượng mưa tháng thấp nhất là bao nhiêu mm?    

Hãy nhận xét nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có điểm nào giống nhau? Điểm nào khác nhau?

Trả lời:

* Điền thông tin vào bảng:

Địa điểm Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh
Nhiệt độ trung bình năm ($^{o}$C) 26,3 27
Tổng lượng mưa hàng năm (mm) 1700 1984
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là bao nhiêu $^{o}$C? 26,9 29
Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là bao nhiêu $^{o}$C? 24,8 25,6
Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng có nhiệt độ cao nhất và thấp nhất là bao nhiêu $^{o}$C? 2,1 3.4
Lượng mưa tháng cao nhất là bao nhiêu mm? 208 338
Lượng mưa tháng thấp nhất là bao nhiêu mm? 71 3

* Nhận xét nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh:

Giống nhau:

  • Nhiệt độ trung bình và lượng mưa hàng năm của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh gần như bằng nhau.
  • Các tháng từ tháng 4 đến tháng 10 có mưa nhiều, các tháng từ tháng 11 đến tháng 3 có mưa ít.

Khác nhau:

  • Hà Nội: có sự chêch lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và thấp nhất lớn hơn, lượng mưa hầu hết ở các tháng. 
  • Thánh phố Hồ Chí Minh: lượng mưa chỉ tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, sự chêch lệch nhiệt độ ở các tháng thấp.

Xem thêm các bài Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

PHẦN LỊCH SỬ:

CHƯƠNG 1: VÌ SAO PHẢI HỌC LỊCH SỬ

CHƯƠNG 2: THỜI KÍ NGUYÊN THỦY

CHƯƠNG 3: XÃ HỘI CỔ ĐẠI

CHƯƠNG 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X

CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ VII TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ THỨ X

 

PHẦN ĐỊA LÍ

CHƯƠNG 1: BẢN ĐỒ PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

CHƯƠNG 2: TRÁI ĐẤT - HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI

CHƯƠNG 3:  CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT

CHƯƠNG 4: KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

CHƯƠNG 5: NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT

CHƯƠNG 6: ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT

CHƯƠNG 7: CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ