Câu 1. Cho biểu đồ sau:
1. Hãy nhận xét mức tăng nhiệt độ trên Trái Đất trong giai đoạn 1880 – 2010
2. Mức tăng nhiệt độ như vậy sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống chúng ta như thế nào?
3. Xu hướng tăng nhiệt độ sau năm 2010 như thế nào? Vì sao?
Trả lời:
1. Mức tăng nhiệt độ trên Trái Đất trong giai đoạn 1880 – 2010 tăng từ -0,2°C lên 0,6°C (tăng 0.8°C)
2. Mức tăng nhiệt độ như vậy sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống chúng ta:
- Biến động trong chế độ mưa, lượng mưa; gia tăng tốc độ tan băng; gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như: bão, lũ lụt, hạn hán,…; mực nước biển dâng cao,… dẫn đến số lượng loài sinh vật suy giảm, các hệ sinh thái và hoạt động của con người có nguy cơ bị ảnh hưởng.
- Biến đổi khí hậu hiện nay vẫn có những tác động tích cực như: mở ra các tuyến đường thương mại mới trên Bắc Băng Dương, nhiều vùng đất lạnh giá trước đây đã canh tác được, sản lượng nông nghiệp tăng ở một vài nơi trên thế giới,...
3. Xu hướng tăng nhiệt độ sau năm 2010 sẽ tăng dần.
Bởi vì: đời sống ngày càng phát triển, sự tác động của tự nhiên và sự tác động của con người ngày càng nhiều ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu.
Câu 2. Cho bảng số liệu về mức độ tác động của các hoạt động làm gia tăng nhiệt độ trên Trái Đất:
Hoạt động | Nông nghiệp | Khai thác rừng | Công nghiệp | Sử dụng năng lượng |
Tỉ lệ (%) | 13 | 14 | 24 | 49 |
a. Hãy nhận xét mức độ tác động của các hoạt động làm gia tăng nhiệt độ Trái Đất.
b. Chúng ta có thể làm gì để góp phần giảm mức gia tăng nhiệt độ Trái Đất?
Trả lời:
a. Mức độ tác động của các hoạt động làm gia tăng nhiệt độ Trái Đất:
- Hoạt động sử dụng năng lượng có mức độ tác động cao nhất (49%)
- Hoạt động công nghiệp có mức độ tác động cao thứ hai (24%)
- Hoạt động nông nghiệp và khái thác rừng có mức độ thấp hơn (13-14%)
b. Để góp phần giảm mức gia tăng nhiệt độ Trái Đất, chúng ta cần:
- Cải tạo, nâng cấp hạ tầng: cơ sở hạ tầng chiếm gần ⅓ lượng phát tán khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên trái đất. Do đó, việc cải tạo cơ sở hạ tầng thân thiện với môi trường sẽ giúp cải thiện tình trạng biến đổi khí hậu.
- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch: sử dụng các nguồn nhiên liệu thay thế an toàn như nhiên liệu sinh học,…
- Giảm chi phí chi tiêu: sẽ giúp giảm các hoạt động sản xuất. Từ đó lượng khí thải gây nên hiệu ứng nhà kính của các nhà máy cũng bị hạn chế. Chúng ta có thể sử dụng các nguồn nguyên liệu an toàn hoặc tái chế để tiết kiệm sản xuất.
- Bảo vệ tài nguyên rừng
- Tiết kiệm điện, nước
- Ăn uống thông minh, tăng cường rau, hoa quả
- ….
Câu 3. Dựa vào bảng 14.1 trong SGK, em hãy cho biết biện pháp phòng tránh bão/lũ/hạn hán/ngập lụt/mưa đái... (có thể chọn một thiên tai hay xảy ra ở địa phương em để làm) ở 3 giai đoạn: trước, trong và sau khi xảy ra thiên tai ấy.
A. Giai đoạn | B. Biện pháp |
Trước khi xảy ra ... | ... |
Trong khi xảy ra ... | ... |
Sau khi xảy ra lũ ... | ... |
Trả lời:
A. Giai đoạn | B. Biện pháp |
Trước khi xảy ra lũ lụt | Xem dự báo thời tiết, dự trữ lương thực, trồng và bảo vệ rừng, sơ tán người dân. |
Trong khi xảy ra lũ lụt | Di chuyển đến nơi an toàn, tránh xa nguồn điện, giữ gìn sức khỏe, theo dõi thông tin thường xuyên, ngừng các hoạt động sản xuất khi có dấu hiệu xuất hiện lũ lớn, di chuyển trang thiết bị, hàng hóa tới những nơi cao, an toàn. |
Sau khi xảy ra lũ lụt | Khắc phục các sự cố sau khi xảy ra lũ lụt, giúp đỡ những người khác. |