Giải phát triển năng lực vật lí 8 bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?

Giải bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào? - Sách phát triển năng lực trong môn vật lí 8 trang 80. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học.

A. LÝ THUYẾT

1. Thí nghiệm về khoảng cách giữa các phân tử

Thí nghiệm 1: Cho hạt ngô vào cốc đong 1 (Hình 19.1) và lắc đều để được mức 75ml như trên cốc đong. Tiến hành cho hạt vừng vào cốc đong 2 (Hình 19.2) và lắc đều để được mức 25ml trên cốc đong. Sau đó đổ vừng từ cốc đong 2 vào cốc đong 1 chứa ngô, lắc đều rồi đọc chỉ số chỉ mức hỗn hợp ngô và vừng trên cốc đong và vừng trên cốc đong, ghi vào bảng 19.1.

Thí nghiệm 2: Lấy 50ml mực cho vào cốc đong 1 (Hình 19.3) và 100ml nước cho vào cốc đong 2 (Hình 19.4). Sau đó đổ 100ml nước vào 50ml mực rồi đọc thể tích của hỗn hợp và ghi vào bảng 19.1.

Bảng 19.1: Kết quả thí nghiệm

 

Thí nghiệm 1

(Hỗn hợp ngô và vừng)

Thí nghiệm 2

(Hỗn hợp mực và nước)

Tổng số chỉ ban đầu của mỗi cốc    
Số chỉ hỗn hợp sau khi trộn    
Chênh lệch tổng số chỉ ban đầu và số chỉ hỗn hợp sau khi trộn    

Thảo luận với các bạn để chọn các từ : phân tử, hạt điền vào chỗ trống để giải thích nguyên nhân gây ra hiện tượng chênh lệch thể tích trong hai thí nghiệm trên.

Đối với thí nghiệm 1, khối ngô gồm nhiều ............... ngô và giữa các ................. ngô luôn có khoảng cách, khối vừng gồm nhiều .................. vừng và giữa các ................ vừng cũng luôn có khoảng cách nên khi trộn ngô với khối vừng thì các ..................... vừng sẽ lọt vào khoảng cách giữa các ................. ngô làm thể tích hỗn hợp giảm so với tổng thể tích các .............. ngô và ............ vừng ban đầu.

Đối với thí nghiệm 2, khối nước gồm nhiều ................. nước và giữa các .................... nước cũng luôn có khoảng cách, khối mực cũng gồm nhiều .............. mực và giữa các .............. mực cũng luôn có khoảng cách,  vì vậy khi trộn vào với nhau, thể tích của hỗn hợp cũng giảm so với tổng thể tích ban đầu như hỗn hợp khối ngô với khối vừng.

Hướng dẫn:

 

Thí nghiệm 1

(Hỗn hợp ngô và vừng)

Thí nghiệm 2

(Hỗn hợp mực và nước)

Tổng số chỉ ban đầu của mỗi cốc 100 ml 150 ml
Số chỉ hỗn hợp sau khi trộn 78 ml 130 ml
Chênh lệch tổng số chỉ ban đầu và số chỉ hỗn hợp sau khi trộn 22 ml 20 ml

Đối với thí nghiệm 1, khối ngô gồm nhiều hạt ngô và giữa các hạt ngô luôn có khoảng cách, khối vừng gồm nhiều hạt vừng và giữa các hạt vừng cũng luôn có khoảng cách nên khi trộn ngô với khối vừng thì các hạt vừng sẽ lọt vào khoảng cách giữa các hạt ngô làm thể tích hỗn hợp giảm so với tổng thể tích các hạt ngô và hạt vừng ban đầu.

Đối với thí nghiệm 2, khối nước gồm nhiều phân tử nước và giữa các phân tử nước cũng luôn có khoảng cách, khối mực cũng gồm nhiều phân tử mực và giữa các phân tử mực cũng luôn có khoảng cách, vì vậy khi trộn vào với nhau, thể tích của hỗn hợp cũng giảm so với tổng thể tích ban đầu như hỗn hợp khối ngô với khối vừng.

2. Thí nghiệm về khoảng cách giữa các nguyên tử

Sử dụng kính vi điện tử quan sát hình ảnh của lá nhôm, người ta thu được kết quả như hình 19.6.

Thảo luận với bạn để lựa chọn các từ: nguyên tử, khoảng cách điền vào đoạn mô tả sau:

Nhìn bề mặt lá nhôm bằng mắt thường, lá nhôm là một mặt kín, liên tục, không có ............. giữa các ............... nhôm, nhưng nhìn dưới kính hiển vi điện tử cho thấy, lá nhôm được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, gọi là các ........... nhôm và giữa các ................. luôn có ................... và các .............. nhôm luôn xếp có trật tự, một cách đều đặn như một mạng lưới mà ở mỗi nút lưới là một .............. nhôm.

Hướng dẫn:

Nhìn bề mặt lá nhôm bằng mắt thường, lá nhôm là một mặt kín, liên tục, không có khoảng cách giữa các nguyên tử nhôm, nhưng nhìn dưới kính hiển vi điện tử cho thấy, lá nhôm được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, gọi là các nguyên tử nhôm và giữa các nguyên tử luôn có khoảng cách và các nguyên tử nhôm luôn xếp có trật tự, một cách đều đặn như một mạng lưới mà ở mỗi nút lưới là một nguyên tử nhôm.

3. Kết luận

Qua các thí nghiệm như ở hình trên, hãy lựa chọn các từ/cụm từ : phân tử và nguyên tử, khoảng cách để điền vào đoạn kết luận sau cho phù hợp.

Các chất được cấu tạo từ hạt riêng biệt, gọi là các ..........................., giữa các ........................... luôn có ..................... với nhau.

Hướng dẫn:

Các chất được cấu tạo từ hạt riêng biệt, gọi là các phân tử và nguyên tử, giữa các phân tử và nguyên tử luôn có khoảng cách với nhau.

B. Bài tập & Lời giải

1. Thảo luận với các bạn rồi đưa ra dự đoán nếu cho 30cm$^{3}$ vừng vào 60cm$^{3}$ ngô thì được hỗn hợp có thể tích là bao nhiêu. Tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán đó.

Xem lời giải

2. Sự bố trí các nguyên tử trong kim loại tạo thành mạng tinh thể, ở mỗi nút mạng tinh thể là một nguyên tử kim loại, dưới kính hiển vi điện tử ta có thể quan sát thấy vị trí các nút mạng. Hình 19.7 cho thấy các nút mạng tinh thể của nhôm và tỉ lệ tương ứng, biết 1nm = 10$^{-7}$cm.

a. Hãy tính khoảng cách giữa các nút mạng tinh thể nhôm theo đơn vị là m và mm.

b. Trung bình độ dày của sợi tóc người khoảng 0,06mm và mọc dài khoảng 0,3mm mỗi ngày. Hãy ước lượng mỗi giờ tóc mọc được độ dài ứng với bao nhiêu nút mạng tinh thể của nhôm.

Xem lời giải

3. Cùng một loại nguyên tử, nhưng được sắp xếp và bố trí khác nhau sẽ tạo nên các chất khác nhau, có đặc tính khác nhau. Kim cương và than chì được cấu tạo từ cùng loại nguyên tử cacbon, nhưng chúng có độ cứng khác nhau, như hình minh họa dưới đây.

Hãy tính diện tích một ô trong mạng tinh thể than chì theo đơn vị m dựa trên kích thước và hình ảnh thu được khi quan sát bề mặt tinh thể than chì ở hình 19.8.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Phát triển năng lực vật lý lớp 8, hay khác:

Để học tốt Phát triển năng lực vật lý lớp 8, loạt bài giải bài tập Phát triển năng lực vật lý lớp 8 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.