Giải phát triển năng lực vật lí 8 bài 3: Chuyển động đều. Chuyển động không đều

Giải bài 3: Chuyển động đều. Chuyển động không đều - Sách phát triển năng lực trong môn vật lí 8 trang 15. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học.

A. LÝ THUYẾT

1. Tìm hiểu tính chất của chuyển động đều

Hình vẽ dưới mô tả vị trí của ba quả bóng theo thời gian.

Tính vận tốc trung bình của các quả bóng trong các khoảng thời gian chuyển động và điền vào bảng sau:

  Từ 0s - 1s Từ 1s - 2s Từ 2s - 3s Từ 3s - 4s
Quả bóng thứ nhất        
Quả bóng thứ hai        
Quả bóng thứ ba       1

Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong nhận xét và kết luận dưới đây:

Nhận xét:

- Quả bóng thứ nhất có độ lớn vận tốc trung bình ..................... theo thời gian.

- Quả bóng thứ hai có độ lớn vận tốc trung bình ..................... theo thời gian.

- Quả bóng thứ ba có độ lớn vận tốc trung bình ..................... theo thời gian.

Kết luận:

- Độ lớn vận tốc của một vật có thể ........................ theo thời gian hoặc .............. theo thời gian.

- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

Hướng dẫn:

  Từ 0s - 1s Từ 1s - 2s Từ 2s - 3s Từ 3s - 4s
Quả bóng thứ nhất 0,75 m/s 0,75 m/s 0,75 m/s 0,75 m/s
Quả bóng thứ hai 1 m/s 0,8 m/s 0,75 m/s 0,45 m/s
Quả bóng thứ ba 0,45 m/s 0,75 m/s 0,8 m/s 1 m/s

Nhận xét:

- Quả bóng thứ nhất có độ lớn vận tốc trung bình không đổi theo thời gian.

- Quả bóng thứ hai có độ lớn vận tốc trung bình giảm theo thời gian.

- Quả bóng thứ ba có độ lớn vận tốc trung bình tăng theo thời gian.

Kết luận:

- Độ lớn vận tốc của một vật có thể không thay đổi theo thời gian hoặc thay đổi theo thời gian.

- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

2. Tìm hiểu vận tốc trung bình

Khi quả bóng thứ hai di chuyển từ 0m đến 3m, trung bình mỗi giây quả bóng di chuyển được quãng đường là ................. Đó chính là vận tốc trung bình của quả bóng. Mặc dù, vận tốc của quả bóng thay đổi theo thời gian.

Vậy vận tốc trung bình của một chuyển động không đều được tính bằng ............. mà vật đi được trong ................. đi hết quãng đường đó.

Công thức: vtb = .............................

Hướng dẫn:

Khi quả bóng thứ hai di chuyển từ 0m đến 3m, trung bình mỗi giây quả bóng di chuyển được quãng đường là 0,85m. Đó chính là vận tốc trung bình của quả bóng. Mặc dù, vận tốc của quả bóng thay đổi theo thời gian.

Vậy vận tốc trung bình của một chuyển động không đều được tính bằng quãng đường mà vật đi được trong một đơn vị thời gian đi hết quãng đường đó.

Công thức: vtb = $\frac{s}{t}$

3. Tính vận tốc trung bình

Tại Seagame 29 tổ chức ở Malaysia năm 2017, vận động viên bơi lội Nguyễn Thị Ánh Viên xuất sắc giành 8 huy chương vàng, đồng thời phá kỉ lục tại nội dung bơi 100m ngửa. Tính vận tốc bơi trung bình của Nguyễn Thị Ánh Viên ở nội dung thi này.

Vận động viên Nguyễn Thị Ánh Viên và bảng tổng sắp tại nội dung thi đấu 100m ngửa.

Vận tốc bơi trung bình của vận động viên Nguyễn Thị Ánh Viên là .............................................

Hướng dẫn:

Vận tốc bơi trung bình của vận động viên Nguyễn Thị Ánh Viên là v = $\frac{s}{t}=\frac{100}{61,89}\approx 1,62$ (m/s)

B. Bài tập & Lời giải

1. Một viên bi được thả rơi bên cạnh một cái thước. Sử dụng phương pháp chụp ảnh liên tiếp sau các khoảng thời gian như nhau người ta thu được hình ảnh viên bi ở các vị trí tại các thời điểm tương ứng như hình 3.3.

a. Chuyển động của viên bi là

A. Chuyển động đều.

B. Chuyển động nhanh dần

C. Chuyển động chậm dần

b. Biết khoảng thời gian liên tiếp giữa các lần chụp ảnh là $\frac{1}{31}$ và độ chia nhỏ nhất của thước là 5 mm. Tìm vận tốc trung bình của viên bi từ vị trí đầu tới vị trí cuối ở trên thước.

Xem lời giải

2. Khi một người lái xe muốn dừng xe bằng cách hãm phanh gấp thì quãng đường chuyển động trước khi dừng có thể coi là tổng của quãng đường phản ứng và quãng đường hãm. Quãng đường phản ứng được tính bằng vận tốc ban đầu nhân với thời gian phản ứng (là khoảng thời gian từ lúc người lái xe có ý định hãm phanh tới lúc đạp phanh xe). Quãng đường là đoạn đường mà xe đi được trong thời gian hãm.

Cho bảng số liệu sau:

Vận tốc ban đầu (m/s)Quãng đường hãm (m)Quãng đường dừng (m)Khoảng phản ứng (m)
105,012,5 
202035 
304567,5 

a. Tính quãng đường phản ứng và điền vào bảng trên.

b. Xác định thời gian phản ứng.

c. Tìm vận tốc trung bình của quá trình hãm phanh nếu vận tốc ban đầu là 20 m/s. Biết từ lúc đạp phanh tới lúc xe dừng là 2 giây.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Phát triển năng lực vật lý lớp 8, hay khác:

Để học tốt Phát triển năng lực vật lý lớp 8, loạt bài giải bài tập Phát triển năng lực vật lý lớp 8 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.