A. LÝ THUYẾT
1. Thí nghiệm làm miếng kim loại nóng lên
- Thảo luận với các bạn để đưa ra ba phương án làm miếng kim loại nóng lên.
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
- Hãy liệt kê các dụng cụ và nêu các bước làm để kiểm tra phươgn án đưa ra theo mẫu bên dưới.
Phương án 1
Dụng cụ: ......................................................................
Cách tiến hành: ..........................................................
Kết quả thu được: ......................................................
Hình vẽ minh họa thí nghiệm
Phương án 2
Dụng cụ: ......................................................................
Cách tiến hành: ..........................................................
Kết quả thu được: ......................................................
Hình vẽ minh họa thí nghiệm
Phương án 3
Dụng cụ: ......................................................................
Cách tiến hành: ..........................................................
Kết quả thu được: ......................................................
Hình vẽ minh họa thí nghiệm
- Thảo luận với các bạn để lựa chọn từ cọ xát, công, tiếp xúc, truyền nhiệt điền vào kết luận dưới đây.
Để làm một vật nóng lên, ta phải ............................. nhiều lần vật này với vật khác, hình thức này gọi là thực hiện ........................ hoặc cho vật này ...................... với vật khác có nhiệt độ cao hơn nó, hình thức này gọi là ...............................
Hướng dẫn:
- Ba phương án làm miếng kim loại nóng lên:
- Hơ miếng kim loại dưới ngọn lửa đèn cồn
- Cọ xát nhiều lần vào miếng vải
- Nhúng vào cốc nước sôi
- Để làm một vật nóng lên, ta phải cọ xát nhiều lần vật này với vật khác, hình thức này gọi là thực hiện công hoặc cho vật này tiếp xúc với vật khác có nhiệt độ cao hơn nó, hình thức này gọi là truyền nhiệt.
2. Tìm hiểu về nhiệt năng
Lựa chọn các từ / cụm từ : động năng, chuyển động, thực hiện công, truyền nhiệt điền vào chỗ trống trong đoạn kết luận sau cho đúng.
Khi các vật chuyển động thì nó có động năng, do đó mỗi phân tử khi chuyển động thì cũng đều có ........................ Tổng ..................... của phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật.
Khi tăng nhiệt độ của vật thì các phân tử ...................... với vận tốc lớn hơn nên ....................... của vật cũng lớn hơn, làm cho nhiệt năng của nó tăng lên.
Như vậy, khi làm thay đổi nhiệt độ của vật, thì động năng của các phân tử cũng thay đổi kéo theo nhiệt năng của vật cũng thay đổi. Từ đó cho thấy, ta có hai các làm thay đổi nhiệt năng của vật đó là ....................... và .............................
Thảo luận với bạn để lấy ví dụ về cách thay đổi nhiệt năng của vật thực hiện công và truyền nhiệt rồi điền vào bảng sau:
Ví dụ về thay đổi nhiệt năng bằng cách thực hiện công | Ví dụ về thay đổi nhiệt năng bằng cách truyền nhiệt |
Hướng dẫn:
Khi các vật chuyển động thì nó có động năng, do đó mỗi phân tử khi chuyển động thì cũng đều có động năng. Tổng động năng của phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật.
Khi tăng nhiệt độ của vật thì các phân tử chuyển động với vận tốc lớn hơn nên nhiệt động năng của vật cũng lớn hơn, làm cho nhiệt năng của nó tăng lên.
Như vậy, khi làm thay đổi nhiệt độ của vật, thì động năng của các phân tử cũng thay đổi kéo theo nhiệt năng của vật cũng thay đổi. Từ đó cho thấy, ta có hai các làm thay đổi nhiệt năng của vật đó là thực hiện công và truyền nhiệt.
Ví dụ về thay đổi nhiệt năng bằng cách thực hiện công | Ví dụ về thay đổi nhiệt năng bằng cách truyền nhiệt |
cọ xát mạnh vào vật khác tung hứng lên trời nhiều lần
|
hơ vật vào lửa để vật dưới ánh sáng mặt trời cho vật vào nước nóng |
3. Tìm hiểu về nhiệt lượng
Thả một chiếc thìa nóng vào một cốc nước lạnh thì sẽ xảy ra sự thay đổi nhiệt năng của thìa và nước.
Thảo luận với bạn để lựa chọn các từ tăng, giảm điền vào bảng sau cho đúng bản chất của hiện tượng:
Nhiệt năng | Nhiệt độ | |
Nước | ||
Thìa |
Lựa chọn các từ : truyền nhiệt, nhiệt năng để điền vào chỗ trống sau:
Như vậy, quá trình này là quá trình .............................., nước nhận một phần ...................... từ thìa truyền sang và thìa mất một phần ............... do truyền cho nước. Phần ................. mà nước nhận thêm hay phần ...................... mà thìa mất đi trong quá trình ..................... được gọi là nhiệt lượng. Đơn vị của nhiệt lượng là jun, kí hiệu là J.
Vậy, nhiệt lượng là phần ....................... mà vật nhận thêm vào hoặc bớt mất đi trong quá trình ...............................
Hướng dẫn:
Nhiệt năng | Nhiệt độ | |
Nước | tăng | tăng |
Thìa | giảm | giảm |
Như vậy, quá trình này là quá trình truyền nhiệt, nước nhận một phần nhiệt năng từ thìa truyền sang và thìa mất một phần nhiệt năng do truyền cho nước. Phần nhiệt năng mà nước nhận thêm hay phần nhiệt năng mà thìa mất đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng. Đơn vị của nhiệt lượng là jun, kí hiệu là J.
Vậy, nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm vào hoặc bớt mất đi trong quá trình truyền nhiệt.
B. Bài tập & Lời giải
1. Trong các trường hợp dưới đây, hãy chỉ ra cách thay đổi nhiệt năng và giải thích hiện tượng.
Trường hợp | Cách thay đổi nhiệt năng | Giải thích hiện tượng |
Khi muốn uống nước lạnh, người ta thả cục nước đá vào cốc nước | ||
Trời lạnh, người ta thường xoa hai bàn tay vào với nhau |
Xem lời giải
2. Khi thả cục nước đá ở 0$^{\circ}$C vào cốc nước ấm, một lúc sau nước trong cốc sẽ lạnh đi. Hãy cho biết nhiệt lượng mà nước truyền ra đã đi đâu.
Hãy đưa ra các dự đoán và bố trí các phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán đó.