Có người nhận xét rằng: Nhan đề Sống chết mặc bay đã thể hiện...

 8. Có người nhận xét rằng: Nhan đề Sống chết mặc bay đã thể hiện được toàn bộ chủ đề của câu chuyện. Theo em, vì sao có thể nói như vậy? Hãy viết bài văn để giải thích cho các bạn về nhận định đó.

Bài Làm:

  • Bởi vì tác phẩm này đã vẽ lên bức tranh lũ tham quan, đặc biệt tên quan phụ mẫu, độc ác, vô lương tâm, không quan tâm đến đời sống của nhân dân mà chỉ biết hưởng lạc vui chơi. Trong tình cảnh nhân dân đang vật vã để chống lại cơn thịnh lộ của trời đất thì bọn chúng lại vui vẻ ăn chơi hưởng lạc, đánh tổ tôm. Vì thế nhan đề Sống chết mặc bay đã thể hiện được toàn bộ chủ đề của tác phẩm.

Trước hết, nhan đề "Sống chết mặc bay" là một vế của câu tục ngữ dân gian "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" - với ý nghĩa phê phán những hạng người vô trách nhiệm, ích kỉ, chỉ biết lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến cuộc sống, thậm chí tính mạng của những người khác (ở đây chỉ những tên thầy thuốc dởm, những tên lang băm, thầy bói trong xã hội cũ). Đặt cụm từ "sống chết mặc bay" vào tình huống cụ thể của truyện, Phạm Duy Tốn đã khái quát thành việc phê phán, tố cáo những bọn có chức quyền, mang danh "quan phụ mẫu", "cha mẹ" của dân nhưng lại vô trách nhiệm, vô lương tâm, mất hết nhân tính, thờ ơ trước sự sống còn của con dân. Đó là tên quan phụ mẫu được triều đình cắt cử đi hộ đê, giúp đỡ dân chúng làng X, phủ X chống chọi với mưa lũ, ấy vậy mà hắn vô cảm, không màng đến nhiệm vụ được giao, lao vào ván bài đen đỏ, mặc kệ dân chúng xoay sở với sự tàn phá của thiên nhiên. Cũng qua nhan đề tác phẩm này, Phạm Duy Tốn lên tiếng phê phán thói vô trách nhiệm, ích kỉ, lòng lang dạ sói của tầng lớp quan lại phong kiến lúc bấy giờ và bày tỏ sự xót thương, đồng cảm trước cuộc sống đầy cực khổ của người dân.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn phát triển năng lực ngữ văn 7 bài 26: Sống chết mặc bay; Cách làm bài văn lập luận giải thích...

1. Quan sát các hình ảnh sau và trả lời câu hỏi:

Em đã từng bắt gặp các hình ảnh này trong thực tế hay trên các phương tiện truyền thông chưa? Hãy cho biết (hoặc dự đoán) những hình ảnh này phản ánh hoạt động của ai? Nhằm mục đích gì? Trong hoàn cảnh nào? Trình bày cảm nhận của em về những con người và hoạt động đó.

Xem lời giải

2. Đọc văn bản Sống chết mặc bay (SGK Ngữ văn 7, tập hai, trang 74), phần Chú thích (trang 79) và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a. Tóm tắt văn bản bằng cách hoàn thiện sơ đồ sau.

b. Nêu bố cục và nội dung chính từng đoạn trong văn bản theo sơ đồ sau:

Xem lời giải

3. Thảo luận theo nhóm và thực hiện các yêu cầu dưới đây. Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả, các nhóm khác theo dõi, góp ý cho nhau.

a. Tìm từ ngữ thích hợp để hoàn thành định nghĩa về phép tương phản:

b. Dựa vào định nghĩa ở hoạt động 3a, cùng bạn tìm các chi tiết và thảo luận về ý nghĩa, tác dụng của việc sử dụng phép tương phản trong văn bản và hoàn thiện bảng theo mầu dưới đây.

Xem lời giải

4. Thực hiện yêu cầu dưới đây để làm rõ định nghĩa về phép tăng cấp và ý nghĩa, tác dụng của phép tăng cấp trong văn bản Sống chết mặc bay:

a. Điền từ ngữ thích hợp để hoàn thành định nghĩa về phép tăng cấp:

b. Dựa vào định nghĩa ở hoạt động 4a, hoàn thành sơ đồ dưới đây để chứng minh tác giả đã khai thác rất triệt để phép tăng cấp trong văn bản.

Xem lời giải

5. Từ tác dụng của phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp ở trong văn bản Sống chết mặc bay đã phân tích ở hoạt động 4, hãy phát biểu cảm nghĩ của em về:

a. Nỗi khổ của nhân dân.

b. Bản chất của tên quan phủ.

Xem lời giải

6. Trình bày các bước làm bài văn lập luận giải thích.

Xem lời giải

7. So sánh dàn bài của bài văn lập luận giải thích và văn lập luận chứng minh.

Xem lời giải

11. Bên cạnh những quan tham, quan ác như như nhân vật trong chuyện ngắn của Phạm Duy Tốn, lịch sử cũng ghi nhận rất nhiều vị quan hết lòng vì nước, vì dân. Hãy tìm hiểu và kể cho các bạn cùng nghe.

Xem lời giải

Xem thêm các bài [Phát triển năng lực] Soạn văn 7 tập 2, hay khác:

Xem thêm các bài [Phát triển năng lực] Soạn văn 7 tập 2 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình giúp bạn học tốt hơn.