Phần luyện tập
Câu 1:
Trong ngữ liệu a |
Nụ tầm xuân (1): phụ ngữ của cụm động từ chỉ đối tượng của hoạt động háivNụ tầm xuân (2): chủ ngữ của động từ mở |
Trong ngữ liệu b |
Bến (1) là phần phụ bổ ngữ cho động từ nhớvBến (2) là thành phần chủ ngữ của động từ đợi |
Trong ngữ liệu c: (Yêu trẻ (1), trẻ (2) đến nhà; kính già (1), già (2) để tuổi cho.) |
Trẻ (1) là bổ ngữ (nằm trong phần khởi ngữ). Trẻ (2) là chủ ngữ.vGià (1) là bổ ngữ (nằm trong phần khởi ngữ). Già (2) là chủ ngữ. |
Trong ngữ liệu d |
Bống (1): là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ đem. Bống (2): là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ thả. Bống (3): là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ thả. Bống (4): là bổ ngữ cho động từ giấu đưa ra. Bống (5): chủ ngữ của câu (chủ thể của hành động ngoi lên). Bống (6): chủ ngữ của câu (chủ thể của quá trình ngày một lớn lên trông thấy).
|
Câu 2:
Ví dụ tiếng Anh - tiếng Việt- I give him a book, He gives me a book
- Tôi (1) đưa cho anh ấy(1) quyển sách, anh ấy(2) đưa cho tôi(2) quyển sách
- So sánh, phân tích:
- Tiếng Anh: I, me là đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất có nghĩa là tôi, I là chủ ngữ, me là tân ngữ. Xét về mặt ngữ âm và sự thể hiện bằng chữ viết, chúng hoàn toàn khác biệt. Tương tự như vậy với he,him là đại từ nhân xưng ngôi thứ ba có nghĩa là anh ấy, he là chủ ngữ, him là tân ngữ.
- Tiếng Việt: tôi(1) là chủ ngữ. Tôi (2) là phụ ngữ chỉ đối tượng của động từ "cho". Xét về mặt ngữ âm và sự thể hiện bằng chữ viết, chúng hoàn toàn không có sự khác biệt nào. So sánh anh ấy (1) với anh ấy (2) chúng ta cũng thấy như vậy. Các cặp từ ngữ ấy chỉ khác nhau về vị trí so với động từ "cho" (là vị ngữ của câu)
- Như vậy, tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết, tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập
Câu 3:
- Các hư từ trong đoạn văn: đã, lại, mà, nên
- Tác dụng của các hư từ: liên kết trong văn bản và nhấn mạnh sức mạnh, chiến thắng của nhân dân ta trước thực dân Pháp và phát xít Nhật, chế độ phong kiến.