A. Hoạt động khởi động
Làm thế nào để biết một vật đang chuyển động?
Làm thế nào để so sánh sự nhanh chậm của các chuyển động?
Xem lời giải
B. Hoạt động hình thành kiến thức
2. Trả lời câu hỏi: Chọn các từ chuyển động, không chuyển động để điền vào chỗ trống cho phù hợp.
Trong tình huống trên: So với Học thì vị trí của Khoa không thay đổi theo thời gian, do đó Khoa (1)………….. so với Học; so với Vui thì vị trí của Khoa thay đổi theo thời gian, do đó Khoa (2)…………… so với Vui.
Xem lời giải
3. Hãy nêu thêm ví dụ về trường hợp một vật có thể đứng yên so với vật này nhưng chuyển động so với vật kia
Xem lời giải
4. Đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi
a) Trong hình 27.3: Các thùng hàng trên tàu chuyển động hay đứng yên nếu: Chọn tàu làm vật mốc? Chọn bờ sông làm vật mốc?
b) Khi ta nói một ô tô chuyển động trên đường thì ở đây vật mốc đã được "ngầm" chọn là: Người ngồi trên xe, hay các vật gắn với Trái Đất?
Xem lời giải
5. Ở tiểu học, em đã được học về vận tốc chuyển động của một vật.
Hãy suy nghĩ và thảo luận những câu hỏi sau:
a) Độ lớn của vận tốc (còn gọi là tốc độ) biểu thị mức độ nhanh, chậm của chuyển động?
b) Nếu một vật chuyển động lúc nhanh, lúc chậm thì:
- Tốc độ chuyển động của vật có thay đổi không?
- Vật có chuyển động đều không?
Xem lời giải
6. Đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi
Một vật chuyển động với tốc độ 30km/h. Hỏi quãng đường vật đi được sau 20 phút là bao nhiêu?
Xem lời giải
C. Hoạt động luyện tập
1. Lan và Nam ngồi ở cùng toa trên tàu hỏa đang chuyển động. Tuấn đang đứng trên đường. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. So với mặt đường thì Lan và Nam cùng đứng yên.
B. So với Tuấn thì Lan đang đứng yên.
C. So với Lan thì Nam chuyển động.
D. So với Nam thì cây bên đường đang chuyển động.
Xem lời giải
2. Một người đứng quan sát xe ô tô đang chuyển động.
a) Tìm ví dụ về bộ phận của xe chuyển động theo quỹ đạo thẳng.
b) Tìm ví dụ về bộ phận của xe chuyển động theo quỹ đạo cong.
Xem lời giải
3. Đoàn tàu hỏa có chiều dài 200m chạy qua một cái hầm dài 1km với tốc độ 50km/h. Hỏi từ lúc đầu tàu bắt đầu đi vào hầm tới lúc đuôi tàu ra khỏi hầm mất thời gian bao lâu?
Xem lời giải
4. Một vật chuyển động từ A tới B rồi tới C. Tốc độ và thời gian chuyển động trên các đoạn đường AB = $s_{1}$ và BC = $s_{2}$ lần lượt là $v_{1}$, $v_{1}$ và $t_{1}$, $t_{1}$. Tốc độ trung bình trên đoạn đường AC là:
A. v = $\frac{v_{1} + v_{2}}{2}$
B. v = $\frac{s_{1} + s_{2}}{t_{1} + t_{2}}$
C. v = $\frac{s_{1}}{t_{1}}$ + $\frac{s_{2}}{t_{2}}$
D. v = $\frac{s_{1} + s_{2}}{2(t_{1} + t_{2})}$
Xem lời giải
5. Thả một bánh xe lăn trên máng nghiêng AD và máng ngang DF.
Theo dõi chuyển động của trục bánh xe và ghi quãng đường trục bánh xe đi được sau những khoảng thời gian 3 giây liên tiếp, ta được kết quả ở bảng 27.1.
a) Trên quãng đường nào chuyển động của trục bánh xe là chuyển động đều, chuyển động không đều?
b) Hãy tính tốc độ trung bình của trục bánh xe trên mỗi quãng đường từ A tới D. Trục bánh xe chuyển động nhanh lên hay chậm đi?
Xem lời giải
6. Trong trường hợp khẩn cấp, người lái xe có thể phản ứng nhanh và đạp phanh. Nếu một xe đang chạy với tốc độ 20m/s, người lái xe phát hiện ra vật cản phía trước và mất 0,6s để phản xạ, và đạp phanh. Trong khoảng thời gian này, xe đi được quãng đường bao nhiêu? Sau khi đạp phanh, xe có dừng lại ngay lập tức hay không?
Xem lời giải
7. Sử dụng rượu, bia có thể làm người lái xe phản xạ chậm hơn, có khuynh hướng phóng quá tốc độ giới hạn,... Tại sao những điều này lại dễ dẫn đến tai nạn?
Xem lời giải
D. Hoạt động vận dụng
1.Tìm hiểu chiếc xe đạp hoặc xe máy ở nhà em: Bộ phận giúp người lái xe điểu khiển chuyển động của xe theo quỹ đạo mong muốn; bộ phận giúp bánh xe quay được; bộ phẩn giúp làm giảm tốc độ chuyển động của xe khi nó đang chuyển động?
Xem lời giải
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Em có biết con người, một số loài vật và phương tiện có thể chuyển động nhanh tới mức nào không? Tốc độ âm thanh, ánh sáng là bao nhiêu không?
Xem lời giải
2. Hãy tìm hiểu để làm giảm tai nạn giao thông đường bộ, người ta có những biện pháp gì liên quan tới tốc độ của các phương tiện giao thông.
Xem lời giải
3. Hãy tìm hiểu tại sao cần quy định người lái xe cơ giới (ô tô, xe máy..) phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình?