CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ai Cập cổ đại được hình thành trên lưu vực con sông nào?
-
A. Sông Nin.
- B. Sông Hằng.
- C. Sông Hồng.
- D. Sông Ti-grơ.
Câu 2: Ai Cập cổ đại được hình thành ở khu vực nào?
- A. Đông Bắc châu Á.
- B. Tây Âu.
-
C. Đông Bắc châu Phi.
- D. Tây Nam Á.
Câu 3: Cư dân chủ yếu của Ai Cập cổ đại là các bộ lạc:
- A. Su-mét.
-
B. Li-bi.
- C. Ha-mít.
- D. A-rập.
Câu 4. Nhà nước Ai Cập cổ đại theo thể chế nào sau đây?
- A. Cộng hòa quý tộc.
- B. Dân chủ chủ nô.
- C. Quân chủ lập hiến.
-
D. Quân chủ chuyên chế.
Câu 5: Đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là:
- A. Thiên tử.
-
B. Pha-ra-ông.
- C. Vua.
- D. Hoàng đế.
Câu 6: Chữ viết của người Ai Cập cổ đại là:
- A. Chữ Hán.
- B. Chữ La-tinh.
- C. Chữ hình nêm.
-
D. Chữ tượng hình.
Câu 7: Nguyên liệu làm giấy viết của người Ai Cập cổ đại chủ yếu được làm từ:
- A. Đất sét ướt.
-
B. Vỏ cây pa-pi-rút.
- C. Mai rùa.
- D. Vỏ cây tre.
Câu 8: Vào thiên niên kỉ IV TCN, nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời do nhu cầu nào sau đây?
-
A. Trị thủy, làm thủy lợi.
- B. Chống giặc ngoại xâm.
- C. Thống nhất lãnh thổ.
- D. Mở rộng buôn bán.
Câu 9: Một tục lệ nổi tiếng trong quá trình chôn cất người chết của người Ai Cập cổ đại là:
- A. Tục hỏa táng.
-
B. Tục ướp xác.
- C. Tục mộc táng.
- D. Tục thủy táng.
Câu 10. Người Ai Cập cổ đại tính được số pi (π) bằng bao nhiêu?
- A. 3,1617.
- B. 3,1516.
-
C. 3,1416.
- D. 3,1716.
Câu 11: Tầng lớp thấp nhất trong xã hội Ai Cập là:
- A. Pha-ra-ông.
-
B. Nô lệ.
- C. Nông dân.
- D. Quý tộc và tăng lữ.
Câu 12: Giúp việc cho Ph-ra-ông là:
- A. Thương nhân.
- B. Nông dân.
-
C. Quý tộc và tăng lữ.
- D. Nô lệ.
Câu 13: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hoạt động kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại?
- A. Chăn nuôi gia súc.
- B. Trồng trọt lương thực.
-
C. Sản xuất công nghiệp.
- D. Buôn bán với bên ngoài.
Câu 14: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại?
- A. Để lại nhiều giá trị lịch sử sâu sắc cho đời sau.
- B. Đóng góp to lớn vào kho tàng văn minh nhân loại.
-
C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh phương Tây.
- D. Thể hiện sự sáng tạo của cư dân Ai Cập cổ đại.
Câu 15: Ý nào dưới đây không phải là hoạt động kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại?
- A. Trồng trọt theo mùa vụ với các loại cây như lúa mì, lúa mạch, nho, lanh.
- B. Chăn nuôi gia súc như cừu, bò, dê.
-
C. Trồng cây cao su.
- D. Phát triển các nghề làm bánh mì, làm bia, nấu rượu, dệt vải, làm gốm, thuộc da, nấu thủy tinh, khai khoáng, chế tác đá, đúc đồng.
Câu 16: Ý nào sau đây không đúng khi nói về vị trí địa lí của Ai Cập?
- A. Nằm ở vùng Đông Bắc Châu Phi.
- B. Có sông Nin chảy qua.
- C. Tiếp giáp với Địa Trung Hải.
-
D. Tiếp giáp với Biển Đen.
Câu 17: Cư dân Ai Cập cổ đại có tín ngưỡng nào sau đây?
- A. Sùng bái đạo Phật.
-
B. Sùng bái tự nhiên.
- C. Sùng bái Ki-tô giáo.
- D. Sùng bái đạo Nho.
Câu 18: Công trình nào sau đây là thành tựu điêu khắc tiêu biểu của cư dân Ai Cập cổ đại?
- A. Tượng Quan Âm.
-
B. Tượng Nhân sư.
- C. Tượng La Hán.
- D. Tượng Phật.
Câu 19: Công trình kiến trúc nổi bật nhất của Ai Cập cổ đại là:
-
A. Kim tự tháp.
- B. Chùa hang.
- C. Nhà thờ.
- D. Cung điện.
Câu 20: Với người Ai Cập cổ đại, sông Nin là:
- A. Con đường thương phẩm.
-
B. Con đường giao thông chính, kết nối các vùng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hải ở Ai Cập.
- C. Con sông chỉ cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- D. Là một trong những con sông chảy qua Ai Cập.
Câu 21: Nhận xét nào dưới đây là đúng về xã hội Ai Cập cổ đại?
- A. Xã hội gồm nhiều tầng lớp, có sự phân hóa địa vị, giàu nghèo rõ nét.
- B. Xã hội gồm ít tầng lớp, có sự phân hóa địa vị, giàu nghèo rõ nét.
-
C. Xã hội gồm nhiều tầng lớp, giữa các giai tầng không có sự chênh lệch rõ rệt.
- D. Xã hội gồm ít tầng lớp, giữa các giai tầng không có sự chênh lệch rõ rệt.
Câu 22: Chữ tượng hình là:
-
A. Hình ảnh động vật hoặc đồ vật được sử dụng để biểu thị âm thanh hoặc ý nghĩa, được viết thành hàng hoặc cột.
- B. Hệ thống chữ viết mà trong đó, mỗi một ký hiệu văn tự tương ứng với một âm vị.
- C. Là tập hợp bao gồm hai loại chữ cái giống chữ Latinh.
- D. Là hệ thống chữ viết do mỗi người Ai Cập sáng tạo ra.