Đề bài:
Cảm nhận của Hữu Thỉnh trước sự chuyển biến của đất trời sang thuBài Làm:
Hạ qua thu tới là lẽ thường của tự nhiên. Nhưng cái sự thường tinh đó lại gieo vào lòng nhà thơ Hữu Thỉnh một cảm xúc thật khó tả để rồi ông đã viết ra bài thơ “Sang Thu”. Bài thơ là những cảm nhận ,những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi kỳ diệu của thiên nhiên trong buổi giao mùa
Sự biến đổi của đất trời sang thu được tác giả cảm nhận qua những hình ảnh hiện tượng thật quen thuộc, giản dị.
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về .”
Không phải nhận ra mùa thu thông qua màu sắc hay tiếng lá lao xao, Hữu Thỉnh có một cảm nhận mùa thu rất riêng của mình đó là “mùi hương ổi”. Ổi là một loại quả rất đặc trưng của vùng quê Bắc Bộ. Mùi hương ổi thân quen nơi vườn mẹ chính là mùi hương đã đánh thức những giác quan tinh tế nhất của nhà thơ. “Hương ổi” gắn liền với bao kỉ niệm của thời thơ ấu, là mùi vị của quê hương đã thấm đẫm trong tâm tưởng nhà thơ và cứ mỗi độ thu về thì nó lại trở thành tác nhân gợi nhớ. Chính Hữu Thỉnh đã tâm sự rằng: “Giữa trởi đất mênh mang, giữa cái khoảnh khắc giao mùa kì lạ thì điều khiến cho tâm hồn tôi phải lay động, phải giật mình để nhận ra đó chính là hương ổi. Vớinhững người không làm thơ thì mùi hương đó gợi nhớ đến tuổi ấu thơ, gợi nhớ đến buổi chiều vàng với một dòng sông thanh bình, một con đò lững lờ trôi, những đàn trâu bò no cỏ giỡn đùa nhau và những đứa trẻ ẩn hiện trong triền ổi chín ven song. Nó giống như mùi bờ bãi, mùa con trẻ…Hương ổi tự nó xốc thẳng vào những miền thơ ấu thân thiết trong tâm hồn chúng ta. Mùi hươngđơn sơ ấy lại trở thành quý giá vì nó đã trở thành chiếc chìa khóa vàng mởthẳng vào tâm hồn mỗi người, có khi là cả một thế hệ…”. Để rôi ông nhận thấy khắp không gian đang tràn ngập mùi hương thơm dễ chịu này. Mùi hương quê nhà mộc mạc “phả” trong gió thoảng bay trong không gian. Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ: “bỗng nhận ra” một sự bất ngờ mà như đã chờ đợi sẵn từ lâu lắm. Câu thơ không chỉ tả mà còn gợi liên tưởng đến màu vàng ươm, hương thơm lựng, vị giòn, ngọt, chua chua nơi đầu lưỡi của trái ổi vườn quê .
Và không chỉ có thế, cả sương thu như cũng chứa đầy tâm trạng, thong thả, chùng chình giăng mắc trên khắp nẻo đường quê. “Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về”. Nhà thơ đã nhân hóa màn sương qua từ “chùng chình” khiến cho sương thu chứa đầy tâm trạng. Hai chữ “chùng chình” diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu. Nó như đang chờ đợi ai hay lưu luyến điều gì. Nếu ở câu thơ đầu tiên nhà thơ “bỗng nhận ra” thu về khá bất ngờ và đột ngột thì sau khi cảm nhận sương thu ,gió thu, thi sỹ vẫn ngỡ ngàng thốt lên lời thầm thì như tự hỏi: Hình như thu đã về? Đằng sau không gian làng quê sang thu ấy ta cảm nhậnđược tâm hồn nhạy cảm của một tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
Không gian nghệ thuật của bức tranh thu được mở rộng hơn ,cái bỡ ngỡ ban đầu vụt tan biến đi nhường chỗ cho những rung cảm mãnh liệt trước không gian thu vời vợi
"Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã".
Bằng phép nhân hóa đặc sắc, nhà thơ đã rất tài hoa ghi lại linh hồn của cảnh vật, của dòng sông quê hương nơi vùng đồng bằng Bắc Bộ ăm ắp nước phù sa, vươn mình giữa ruộng đồng vào những ngày giao mùa. Vào mùa thu,nước sông êm đềm, nhẹ nhàng, trôi lững lờ mà không chảy xiết như sau những cơn mưa mùa hạ. Cái “dềnh dàng” của dòng sông không chỉ gợi ra vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên mùa thu mà còn mang đầy tâm trạng của con người như chậm lại, như trễ nải, như ngẫm ngợi nghĩ suy về những trải nghiệm trong cuộc đời.Trái với sự chậm dãi của dòng sông, phía trên kia bầu trời những đàn chim lai đang bắt đầu “vội vã”. Thu sang, trời chuyển mùa, đồng nghĩa với việc những đàn chim phải di cư tránh rét. Nhà thơ đẫ rất tinh tế khi phát hiện ra được hai hình tượng đối lập này. Đó là sự khác biệt của vạn vật trên cao và dưới thấp trong khoảnh khắc giao mùa. Đồng thời, gắn câu thơ vào trong hoàn cảnh đất nước lúc bây giờ ta có thể hiểu thêm ý tứ của tác giả. Sự chuyển động của dòng sông, của cánh chim phải chăng còn là sự chuyển mình của đất nước. Cả đất nước ta vừa trải qua chiến tranh tàn khốc mới có được hòa bình, và giờ đây mới được sống một cuộc sống yên bình, êm ả. Nhưng rồi mỗi người dân Việt Nam cũng lại bắt đầu hối hả nhịp sống mới để xây dựng đất nước trong niềm vui rộn ràng.
Khổ thơ thứ ba diễn tả rất rõ sự biến chuyển của không gian và cũng là một thoáng suy tư của nhà thơ trước cảnh vật, đất trời :
"Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi".
Vẫn là nắng, mưa, sấm, chớp của mùa hạ vương lại đâu đây, song chỉ là “vẫn còn”, “đã vơi dần”, “ cũng bớt bất ngờ” bởi mùa thu đã đến.Ý thơ còn gợi liên tưởng đến con người khi đã lớn tuổi và từng trải thì những giông gió, thăng trầm của cuộc đời ít làm con người ta bất ngờ, bị động. Giọng thơ trầm hẳn xuống, câu thơ không đơn thuần chỉ là giọng kể, là sự cảm nhận mà còn là sự suy nghĩ, chiêm nghiệm về đời người. Nhìn cảnh vật biến chuyển khi thu mới bắt đầu, Hữu Thỉnh nghĩ đến cuộc đời khi đã “đứng tuổi”. Phải chăng, mùa thu đời người là sự khép lại của những tháng ngày sôi nổi với những bất thường của tuổi trẻ và mở ra một mùa thu mới, một không gian mới, yên tĩnh, trầm lắng, bình tâm, chín chắn…trước những chấn động của cuộc đời.
“Sang thu” là khung cảnh trời đất lúc thu sang! Nó làm nảy sinh thi hứng trong lòng thi sĩ và mang lại sự nhẹ nhàng, thanh thản cho tâm hồn của mỗi chúng ta.