1. NHẬN BIẾT CẢM XÚC CỦA BẢN THÂN
STT |
Các cảm xúc |
Mức độ xuất hiện |
Mô tả tình huống mà em có cảm xúc |
||
Trong học tập |
Trong mối quan hệ với các bạn |
Trong mối quan hệ với bố mẹ, thầy cô |
|||
1 |
Bất ngờ |
Thỉnh thoảng |
Em tự mình giải được một bài toán khó |
Em được Hà tặng món quà làm quen |
Được bố mẹ tặng quà sinh nhật |
2 |
Hào hứng |
Thỉnh thoảng |
Em được kết nạp Đoàn |
Em có cơ hội được làm quen với người bạn mới |
|
3 |
Buồn |
Thỉnh thoảng |
Em bị điểm kém môn Toán |
Em và bạn giận nhau |
Em bị bố mẹ trách phạt |
=> Kết luận: Cảm xúc của con người rất đa dạng, tuy vậy có thể nhận biết một số cảm xúc cơ bản thường nảy sinh trong các tình huống nhất định, từ đó kiểm soát như cảm xúc của bản thân.
2. NHẬN BIẾT KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC CỦA BẢN THÂN
- Xử lí tình huống:
+ Nếu trò đùa của Bình là đùa vui thì em sẽ vui vẻ, trò chuyện lại với bạn.
+ Nếu trò đùa của Bình có chút nguy hiểm, thay vì tỏ ra khó chịu, tức giận, em sẽ góp ý với bạn để lần sau bạn không trêu đùa như vậy nữa.
- Điều em thấy mình cần rèn luyện để có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn:
+ Lạc quan khi gặp khó khăn, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực
+ Tự tin trước đám đông, không rụt rè, e sợ
+ Kiềm chế bản thân khi nóng giận….
=> Kết luận: Khả năng kiểm soát cảm xúc của chúng ta là khác nhau. Tuy vậy, có thể rèn luyện để nâng cao khả năng này.
3. LUYỆN TẬP KIỂM SOÁT CẢM XÚC
+ Tình huống 1:
- Bình tĩnh giải thích với bố mẹ nguyên nhân em ngã
- Tuyệt đối không cáu gắt, to tiếng với bố mẹ
+ Tình huống 2:
- Gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực, buồn bã
- Thư giãn đầu óc và tinh thần bằng cách nghe nhạc…
- Rà soát lại kiến thức và tự động viên bản thân phải cố gắng hơn trong lần kiểm tra tiếp theo
+ Tình huống 3:
- Kiềm chế cơn nóng giận
- Lắng nghe giải thích của bạn và chia sẻ quan điểm của mình để từ đó cùng nhau thống nhất ý kiến.
=> Kết luận: Khả năng kiểm soát cảm xúc cần được rèn luyện hằng ngày, trong nhiều tình huống khác nhau.