I. BIẾN DẠNG KÉO VÀ BIẾN DẠNG NÉN.
- Khi vật chịu tác dụng của cặp lực nén ngược chiều nhau, vuông góc với bề mặt của vật, hướng vào phía trong vật, ta có biến dạng nén.
- Khi vật chịu tác dụng của cặp lực kéo ngược chiều nhau, vuông góc với bề mặt của vật, hướng ra phía ngoài vật, ta có biến dạng kéo
II. ĐỊNH LUẬT HOOKE.
1. Đặc tính của lò xo.
Lực đàn hồi:
- Xuất hiện ở hai đầu của lò xo.
- Chống lại lực gây ra sự kéo hoặc nén.
- Hướng của lực đàn hồi ở mỗi đầu lò xo ngược với hướng của lực gây biến dạng lò xo.
Độ giãn: Treo các vật nặng vào đầu dưới của lò xo, lò xo bị kéo dãn xuống dưới và dài thêm ra. Độ dài thêm ra này được gọi là độ giãn (độ biến dạng) của lò xo.
Giới hạn đàn hồi: Khi treo vật nặng có trọng lượng vượt qua một giá trị nào đó, thì khi bỏ vật treo ra, lò xo không trở lại vị trí chiều dài ban đầu. Giá trị đó được gọi là giới hạn đàn hồi.
2. Thí nghiệm.
Từ bảng kết quả, ta thấy:
$\frac{P_{1}}{\Delta l_{1}}=\frac{P_{2}}{\Delta l_{2}}=\frac{P_{3}}{\Delta l_{3}}=\frac{P_{4}}{\Delta l_{4}}=\frac{P_{5}}{\Delta l_{5}}=0,01$
=> Độ biến dạng của lò xo tỉ lệ thuận với trọng lượng của vật treo vào lò xo theo một hệ số tỉ lệ xác định.
3. Định luật Hooke
Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo: F = k|∆ℓ|
Hệ số tỉ lệ k :
- Được gọi là độ cứng của lò xo, đơn vị là N/m.
- Hệ số k càng lớn, lò xo càng cứng, càng ít bị biến dạng.
4. Ứng dụng của định luật Hooke.
Cân đồng hồ hoạt động dựa trên sự biến dạng của lò xo và tuôn theo định luật Hooke. Trong cân có bộ chuyển đổi chuyển động thẳng của lò xo sang chuyển động quay tròn của kim chỉ thị.