I. PHÂN TÍCH KIỂU VĂN BẢN
- Nêu được vấn đề cần bàn luận
- Trình bày được ý kiến tán thành, phản đối của người viết với vấn đề cần bản luận.
- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.
- Bố cục:
+ Mở bài: giới thiệu vấn đề cần bàn luận và thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết về vấn đề ấy.
+ Thân bài: giải thích vấn đề cần bàn luận; đưa ra được ít nhất hai lí lẽ cụ thể lí giải cho ý kiến của người viết; sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí; đưa ra được bằng chứng đa dạng, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ; xem xét vấn đề từ nhiều phía để nội dung bài viết được toàn diện.
+ Kết bài: khẳng định lại ý kiến, đưa ra bài học nhận thức và phương hướng hành động.
II. VIẾT THEO QUY TRÌNH
- Chuẩn bị trước khi viết:
Xác định đề tài: Bàn luận, trình bày suy nghĩ về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn mà HS tâm đắc
- Thu thập tư liệu
- Tìm ý:
- Lập dàn ý:
Đảm bảo yêu cầu:
+ Lí lẽ phong phú, xác đáng để giúp người đọc hiểu được vì sao HS lại có ý kiến như vật về câu tục ngữ/ danh ngôn này.
+ Bằng chứng đa dạng, thuyết phục để có thể làm sáng tỏ lí lẽ
+ Các lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
III. VIẾT BÀI
Những lưu ý khi viết bài:
- Mỗi đoạn văn chỉ nên trình bày một ý. Các ý phải tập trung vào chủ để là câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống mà các em đã chọn.
- Cần sử dụng các từ ngữ có chức năng chuyển ý để tạo ra sự liên kết trong văn bản.
- Có thể sử dụng các câu chuyện thực tế, các trích dẫn từ sách, báo hoặc từ những người lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm sống để tăng sức thuyết phục cho bài viết.