BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
1. TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG VÀ MỘT SỐ TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ, TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC, CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM CỦA QUÊ HƯƠNG
- Truyền thống quê hương là những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Những địa điểm trên gắn liền với truyền thống là:
+ Truyền thống làm gốm
+ Truyền thống thờ cúng tổ tiên
` + Truyền thống yêu nước
- Những truyền thống khác:
+ Truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo
+ Truyền thống thượng võ
+ Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, vượt khó vươn lên
+ Truyền thống đoàn kết, gắn bó, tương thân tương ái
+ Truyền thống hiếu thảo
2. MỘT SỐ VIỆC LÀM PHÙ HỢP ĐỂ GIỮ GÌN, PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CỦA QUÊ HƯƠNG
- Những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương:
+ Tích cực tìm hiểu, học tập và duy trì những giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương
+ Quảng bá những nét đẹp đó cho bạn bè, người khác bằng các hình thức phù hợp với lứa tuổi như: tham gia các cuộc thi; làm video đăng tải lên mạng xã hội chính thống
3. TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH ĐỂ GIỮ GÌN, PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
- Truyền thống quê hương được thể hiện ở truyền thống: văn hoá, yêu nước, chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, cần cù lao động....
- Để giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương, chúng ta cần:
+ Tìm hiểu về giá trị của truyền thống, bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp từ truyền thống
+ Tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn bè trong và ngoài nước,...
+ Cần phê phán những việc làm, hành động thiếu ý thức trách nhiệm với quê hương, đi ngược lại những truyền thống tốt đẹp của quê hương, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, giá trị của cộng đồng