Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Địa lí 10 CD bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Phân tích các yếu tố tác động đến tỉ suất sinh thô? 

Câu 2: Phân biệt xuất cư và nhập cư? 

Câu 3: So sánh điểm giống và khác nhau giữa gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học? 

Câu 4: Những yếu tố nào đã tác động đến sự tăng hay giảm của dân số? 

Câu 5: Trình bày những thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số già và dân số trẻ đối với phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia? 

Bài Làm:

Câu 1:

- Tự nhiên sinh học:

+ Khả năng sinh đẻ chỉ có ở một nhóm tuổi nhất định.

+ Thông thường lứa tuổi sinh đẻ của người phụ nữ là từ 15 đến 49 tuổi.

+ Nơi nào có số người (đặc biệt là phụ nữ) trong độ tuổi có khả năng sinh đẻ càng cao, thì mức sinh đẻ càng cao và ngược lại.

- Tập quán và tâm lí xã hội:

+ Tâm lí có nhiều con, thích có con trai, tập quán kết hôn sớm,... là tập quán và tâm lí chung của xã hội cũ, đặc biệt ở vùng nông thôn và ở một số tôn giáo (đạo Hồi, đạo Hinđu,...) đã làm tăng mức sinh.

+ Kết hôn muộn, gia đình ít con, bình đẳng giữa nam và nữ,... sẽ tạo điều kiện cho quá trình giảm sinh.

Phát triển kinh tế – xã hội:

+ Theo khảo sát từ thực tế: Đời sống thấp thì mức sinh đẻ cao và ngược lại. Mức sinh đẻ tỉ lệ nghịch với quy mô của cải mà con người có.

+ Đời sống thấp thì trình độ dân trí của người dân thấp, không hiểu biết những tác động của việc sinh đẻ nhiều,... làm cho tỉ suất sinh thô tăng.

+ Kinh tế phát triển, bình đẳng giữa nam và nữ, người phụ nữ tham gia nhiều vào các công tác xã hội, trình độ dân trí cao,... sẽ làm cho tỉ suất sinh thô giảm.

+ Các nước có nền kinh tế phát triển thường có tỉ suất sinh thô thấp hơn các nước đang phát triển.

- Chính sách dân số:

+ Những chủ trương và biện pháp của Nhà nước nhằm điều tiết quá trình biến đổi dân số.

+ Chính sách dân số có thể là khuyến khích hoặc hạn chế mức sinh tùy vào điều kiện cụ thể của từng nước, từng thời kì.

Câu 2:

 

Tỉ suất nhập cư

Tỉ suất xuất cư

Định nghĩa

Là tương quan giữa số người nhập cư đến một vùng lãnh thổ trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm

Là tương quan giữa số người xuất cư đến một vùng lãnh thổ trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm

Cách tính

+: Số người nhập cư/ Số dân trung bình cùng thời điểm. Đơn vị tính là %%.

Số người xuất cư/ Số dân trung bình cùng thời điểm. Đơn vị tính là %%.

Nhân tố tác động

kinh tế - xã hội (trình độ phát triển kinh tế - xã hội, mức sống, thu nhập, việc làm,...); tự nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, tài nguyên,...).

kinh tế - xã hội (trình độ phát triển kinh tế - xã hội, mức sống, thu nhập, việc làm,...); tự nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, tài nguyên,...)

Ý nghĩa

Phản ánh sự phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện sống của một lãnh thổ

Phản ánh sự phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện sống của một lãnh thổ

Câu 3: 

 

Gia tăng dân số tự nhiên

Gia tăng dân số cơ học

Giống nhau

- Đều là quá trình biến đổi dân số trong những khoảng thời gian nhất định.

- Ảnh hưởng đến dân số của các quốc gia và các khu vực.

Khác nhau

Định nghĩa

Là sự gia tăng dân số do sự chênh lệch giữa số người sinh ra và số người chết đi trong một khoảng thời gian nhất định và trên một lãnh thổ nhất định.

Là sự gia tăng dân số do sự chênh lệch giữa số người xuất cư (những người rời khỏi nơi cư trú) và số người nhập cư (những người đến nơi cư trú mới).

Cách tính

Tỉ suất sinh thô - Tỉ suất tử thô. Đơn vị: %.

: Số người xuất cư - Số người nhập cư. Đơn vị: %.

Nhân tố tác động

Tỉ suất sinh và tỉ suất tử

kinh tế - xã hội (trình độ phát triển kinh tế, mức sống, việc làm, thu nhập...); điều kiện tự nhiên, chuyển cư...

Ý nghĩa

Ảnh hưởng đến tình hình biến động dân số và được coi là động lực phát triển dân số. Tác động thường xuyên đến sự biến động dân số thế giới

Không ảnh hưởng đến vấn đề biến động số dân của toàn thế giới nhưng có ý nghĩa quan trọng với dân số từng quốc gia, từng khu vực (làm thay đổi số lượng dân cư, cơ cấu tuổi, cơ cấu giới, các hiện tượng kinh tế - xã hội). Tác động không thường xuyên đến sự biến động dân số

Câu 4: 

Sự phát triển dân số tăng hay giảm do hai yếu tố: gia tăng tự nhiên (sinh và tử) và gia tăng cơ giới.

- Trong đó, yếu tố gia tăng tự nhiên là quyết định, đặc biệt là tỉ suất sinh:

+ Sinh nhiều hay sinh ít sẽ quyết định sự gia tăng dân số của một nước.

+ Gia tăng cơ giới mang tính nhất thời, không thường xuyên.

- Ý nghĩa của gia tăng dân số tự nhiên: tái sản xuất dân cư, duy trì nòi giống.

Câu 5: 

- Cơ cấu dân số trẻ:

+ Lao động lớn, lao động dự trữ dồi dào; thị trường tiêu thụ lớn là điều kiện để mở rộng quy mô các ngành kinh tế.

- Cơ cấu dân số già:

+ Tuy nhiên, gặp nhiều khó khăn trong giải quyết việc làm, nhu cầu chăm sóc y tế, giáo dục trẻ em lớn.

+ Không chịu sức ép về giáo dục đào tạo và việc làm. Việc nâng cao mức sống, chăm sóc, giáo dục trẻ em tiến hành thuận lợi.

+ Tuy nhiên, phải đối mặt với các vấn đề: Thiếu lao động, tăng hỗ trợ và chăm sóc y tế cho người già, quỹ phúc lợi người già cao, nguy cơ suy giảm dân số.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 Cánh diều bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Gia tăng dân số tự nhiên là gì? 

Câu 2: Gia tăng dân số thực tế là gì? 

Câu 3: Cơ cấu dân số theo giới do các nhân tố nào ảnh hưởng và có ý nghĩa như thế nào? 

Câu 4: Trình bày cơ cấu dân số sinh học? 

Câu 5: Trình bày cơ cấu dân số xã hội? 

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Tỉ suất sinh thô chỉ phản ánh tương đối chính xác mức sinh của dân dân cư. Giải thích tại sao? 

Câu 2: Tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô có sự thay đổi theo không gian và thời gian. Giải thích tại sao? 

Câu 3: Tại sao lại có các luồng di chuyển dân cư trên thế giới? 

Câu 4: Tại sao số dân nữ ở các nước đang phát triển thường cao hơn số dân nam? 

Câu 5: Tại sao gia tăng tự nhiên là động lực phát triển dân số thế giới mặc dù cả gia tăng dân số cơ giới và gia tăng dân số tự nhiên đều tác động đến quy mô dân số? 

Câu 6: Dân số và nguồn lao động có mối quan hệ như thế nào? 

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ có những thuận lợi, khó khăn gì và làm thế nào để khắc phục những khó khăn đó? 

Câu 2: Tại sao ở các địa phương, quốc gia, khu vực, châu lục trên thế giới tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô có sự khác nhau? 

Câu 3: Tại sao ở các nước phát triển có tỉ suất tử thô cao hơn so với các nước đang phát triển dù chất lượng cuộc sống của nhân dân cao? 

Câu 4: Tại sao tháp tuổi lại được sử dụng rộng rãi trong dân số học? Có những kiểu tháp tuổi cơ bản nào? 

Câu 5: Tại sao để đánh giá chất lượng cuộc sống của mỗi quốc gia đều sử dụng tiêu chí đánh giá cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa? 

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải Địa lí 10 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải Địa lí 10 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập