1. VAI TRÒ CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP
- Tất cả máy móc, vật tư cho sản xuất của tất cả các ngành đều do công nghiệp làm ra.
- Tất cả đồ dùng trong sinh hoạt gia đình đều là sản phẩm của công nghiệp.
- Tốc độ tăng trưởng của công nghiệp thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.
- Nhờ có máy móc sẽ khai thác hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên.
- Công nghiệp mang lại lợi nhuận cao, nâng cao chất lượng cuộc sống
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP
- Máy móc để khai thác và để chế biến khoáng sản thành nguyên liệu, máy móc để tạo ra các sản phẩm sản xuất và tiêu dùng, những tiến bộ của khoa học – công nghệ trong hoạt động công nghiệp,...
- Tính tập trung thể hiện ở việc tập trung lao động, nguyên liệu, sản xuất theo dây chuyền,...
- Hoạt động công nghiệp cần nhiên liệu, năng lượng nên gây ô nhiễm môi trường.
- Tuỳ theo đặc điểm từng ngành mà phân bố, có ngành gần nguồn nguyên liệu, có ngành cần lao động, có ngành cần vị trí giao thương tốt,...
3. CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP
- Cơ cấu gồm:
+ Công nghiệp khai thác
+ Công nghiệp chế biến
+ Dịch vụ công nghiệp
4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
- Vị trí: Ngành cần nhiều nguyên liệu thì sẽ lựa chọn vị trí gần cảng, gần đường giao thông, gần vùng nguyên liệu. Ngành may mặc chọn vị trí gần nguồn lao động, ngành chế biến rượu bia cần vị trí gần thị trường.
- Khoáng sản: Công nghiệp khai thác bao giờ cũng gắn với các vùng mỏ.
Ở nước ta, tỉnh Quảng Ninh có khai thác than, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có khai thác dầu khí, tỉnh Lào Cai có khai thác a-pa-tit,...
- Nguồn nước: Các ngành công nghiệp hoá chất, giấy,... cần nước nhiều.
- Dân cư, nguồn lao động: Các ngành dệt – may, da – giảy, chế biến lương thực – thực phẩm cần nhiều lao động. Ngành công nghiệp điện tử – tin học thường phân bố ở nơi có thể thu hút được nguồn lao động trình độ cao.