Câu 1: Phát biểu nào sau đây về một phản ứng thuận nghịch tại trạng thái cân bằng là đúng?
- A. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch đều dừng lại.
-
B. Nồng độ của tất cả các chất trong hỗn hợp phản ứng là không đổi.
- C. Tốc độ của phản ứng thuận lớn hơn tốc độ của phản ứng nghịch.
- D. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch đều dừng lại.
Câu 2: Hydrocarbon là loại hợp chất hữu cơ mà thành phần phân tử có các nguyên tố nào sau đây?
-
A. C và H.
- B. C, H và O.
- C. C, H và N.
- D. C, H, O và N.
Câu 3: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch?
- A. 2KClO$_{3}$ → 2KCl + 3O$_{2}$.
- B. 2H$_{2}$ + O$_{2}$ ⟶ 2H$_{2}$O.
-
C. N$_{2}$ + 3H$_{2}$ ⇌ 2NH$_{3}$.
- D. Fe + 2HCl → FeCl$_{2}$ + H$_{2}$.
Câu 4: Trong không khí, chất nào sau đây chiếm phần trăm thể tích lớn nhất?
- A. O$_{2}$.
-
B. N$_{2}$.
- C. CO$_{2}$.
- D. NO.
Câu 5: Một dung dịch có nồng độ H+ bằng 0,01M thì pH và [OH−]của dung dịch này là
- A. pH = 2; [OH$^{-}$] = 10$^{-10}$ M.
- B. pH = 2; [OH$^{-}$] = 10$^{-11}$ M.
-
C. pH = 2; [OH$^{-}$] = 10$^{-12}$ M.
- D. pH = 10$^{-2}$; [OH$^{-}$] = 10$^{-11}$ M.
Câu 6: Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?
- A. MgCl$_{2}$.
- B. HClO$_{3}$.
- C. Ba(OH) $_{2}$.
-
D. C$_{6}$H$_{12}$O$_{6}$ (glucose).
Câu 7: Bước sơ cứu đầu tiên cần làm ngay khi một người sulfuric acid đậm đặc đổ vào tay gây bỏng là
-
A. rửa với nước lạnh nhiều lần.
- B. trung hoà acid bằng NaHCO$_{3}$.
- C. băng bó tạm thời vết bỏng.
- D. đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Câu 8: Phương pháp chưng cất thường được dùng để tách riêng từng chất trong hỗn hợp nào sau đây?
- A. Nước và dầu ăn.
- B. Bột mì và nước.
- C. Cát và nước.
-
D. Nước và rượu.
Câu 9: Chất khí (X) tan trong nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ và khí (X) có thể được dùng làm chất tẩy màu. Khí (X) là
- A. NH$_{3}$.
- B. CO$_{2}$.
-
C. SO$_{2}$.
- D. O$_{3}$.
Câu 10: Chất nào sau đây được dùng để bổ sung khoáng chất cho phân bón, thức ăn gia súc …?
- A. BaSO$_{4}$.
- B. CaSO$_{4}$.
-
C. MgSO$_{4}$.
- D. (NH$_{4}$)$_{2}$SO$_{4}$.
Câu 11: Thành phần chính của quặng galena là
-
A. PbS.
- B. FeS$_{2}$.
- C. CaSO$_{4}$.
- D. BaSO$_{4}$.
Câu 12: Cho phản ứng sau: 2C(s) + O$_{2}$ (g) ⇌ 2CO(g). Biểu thức hằng số cân bằng K$_{C}$ của phản ứng là
- A. $K_{C}=\frac{[CO]^{2}}{[C] ^{2}.[O_{2}]}$
-
B. $K_{C}=\frac{[CO]^{2}}{[O_{2}]}$
- C. $K_{C}=\frac{[C]^{2}.[O_{2}]}{[CO]^{2}}$
- D. $K_{C}=\frac{[O_{2}]}{[CO]^{2}}$
Câu 13: Cho kim loại sắt tác dụng với acid H$_{2}$SO$_{4}$ đặc, nóng. Khí sinh ra có tên gọi là
- A. khí oxygen.
- B. khí hydrogen.
- C. khí carbonic.
-
D. khí sulfur dioxide.
Câu 14: Cho phản ứng thuận nghịch sau:
$CO_{3}^{2-}+H_{2}O\rightleftharpoons HCO_{3}^{-}+OH^{-}$
Trong phản ứng thuận, chất đóng vai trò là base theo thuyết Bronsted – Lowry là
-
A. $CO_{3}^{2-}$
- B. $H_{2}O$
- C. $HCO_{3}^{-}$
- D. $ OH^{-}$
Câu 15: Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ X được cho như hình vẽ bên dưới:
Phân tử khối của hợp chất hữu cơ X là
- A. 45.
-
B. 60.
- C. 43.
- D. 15.
Câu 16: Có thể dùng chất nào sau đây để làm khô khí ammonia?
- A. Dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ đặc.
- B. P$_{2}$O$_{5}$ khan.
- C. MgO khan.
-
D. CaO khan.
Câu 17: Methanol, ethanol, propanol, butanol thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Phát biểu nào sau đây về các hợp chất này là đúng?
- A. Các hợp chất này có tính chất vật lí tương tự nhau và có tính chất hoá học biến đổi theo quy luật.
-
B. Các hợp chất này có tính chất hoá học tương tự nhau và có tính chất vật lí biến đổi theo quy luật.
- C. Các hợp chất này có cùng công thức phân tử nhưng có các tính chất vật lí, tính chất hoá học khác nhau.
- D. Các hợp chất này có các tính chất vật lí và tính chất hoá học tương tự nhau.
Câu 18: Cho hình vẽ mô tả quá trình chiết hai chất lỏng không trộn lẫn vào nhau:
Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Chất lỏng nặng hơn sẽ ở phía dưới đáy phễu chiết.
- B. Chất lỏng nhẹ hơn sẽ nổi lên trên trên phễu chiết.
-
C. Chất lỏng nhẹ hơn sẽ được chiết trước.
- D. Chất lỏng nặng hơn sẽ được chiết trước.
Câu 19: Một hợp chất hữu cơ A chứa 32% C, 4% H và 64% O về khối lượng. Biết một phân tử A có 6 nguyên tử oxygen, công thức phân tử của A là
- A. C$_{2}$H$_{3}$O$_{3}$.
-
B. C$_{4}$H$_{6}$O$_{6}$.
- C. C$_{6}$H$_{12}$O$_{6}$.
- D. C$_{6}$H$_{4}$O$_{6}$.
Câu 20: Phân tích định lượng Atabrine, một loại thuốc chống sốt rét, người ta xác định được chất này chứa 69,1% carbon, 7,5% hydrogen, 10,5% nitrogen, 8,9% chlorine và 4,0% oxygen về khối lượng. Hãy xác định công thức thực nghiệm của Atabrine.
- A. C$_{20}$H$_{30}$ON$_{3}$Cl
- B. C$_{23}$H$_{30}$ON$_{3}$Cl$_{2}$
-
C. C$_{23}$H$_{30}$ON$_{3}$Cl
- D. C$_{23}$H$_{31}$ON$_{3}$Cl