Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn Tình hình chính trị kinh tế

Hôm nay, ConKec sẽ giới thiệu cho các bạn bài: " Chế độ phong kiến nhà Nguyễn". Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu cách nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền và xây dựng kinh tế ở nước ta. Liệu những chính sách của nhà Nguyễn lúc bấy giờ có được nhân dân ủng hộ. Chúng ta sẽ cùng đến với bài học để tìm hiểu kĩ hơn ngay bây giờ.

A. Kiến thức trọng tâm

I. Tình hình chính trị - kinh tế

1. Nhà Nguyễn  lập lại chế độ phong kiến tập quyền

a. Hành chính:

  • Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn; năm 1806, lên ngôi hoàng đế.
  • Chia nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.

b. Luật pháp:

  • Vua trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương.
  • Năm 1815 , nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long)

c. Quân đội:

  • Bao gồm nhiều binh chủng, xây dựng thành trì và thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước.

2. Kinh tế dưới thời Nguyễn:

a. Nông nghiệp:

  • Chú ý việc khai hoang, lập ấp, lập đồn điền.
  • Đặt lại chế độ quân điền.
  • Đê điều không được quan tâm tu sửa, nạn tham nhũng phổ biến.

=>Nông nghiệp ngày càng sa sút.

b. Thủ công nghiệp:

  • Nhà nước lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu...
  • Ngành khai mỏ được mở rộng, nhưng kĩ thuật còn lạc hậu, hoạt động thất thường.
  • Các nghề thủ công vẫn phát triển, thợ thủ công nộp thuế sản phẩm nặng nề.

=>Thủ công nghiệp có điều kiện phát triển nhưng bị phân tán.

c. Thương nghiệp:

  • Buôn bán trong nước có nhiều thuận lợi.
  • Xuất hiện thêm nhiều thị tứ mới.
  • Hạn chế buôn bán với nước ngoài.

B. Bài tập & Lời giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Trang 136 – sgk lịch sử 7

Nhà Nguyễn làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?

Xem lời giải

Câu 2: Trang 137 – sgk lịch sử 7

Công cuộc khai hoang ở triều Nguyễn có tác dụng như thế nào ?

Xem lời giải

Câu 3: Trang 137 – sgk lịch sử 7

Tại sao diện tích canh tác được tăng thêm mà vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong ?

Xem lời giải

Câu 4: Trang 137 – sgk lịch sử 7

Tại sao việc sửa đắp đê ở thời Nguyễn gặp khó khăn ?

Xem lời giải

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Trang 139 – sgk lịch sử 7

Công cuộc khai hoang ở thời Nguyễn có tác dụng như thế nào ?

Xem lời giải

Câu 2: Trang 139 – sgk lịch sử 7

Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp ở thời Nguyễn ?

Xem lời giải

Câu 3: Trang 139 – sgk lịch sử 7

Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn với những nước phương Tây được thể hiện như thế nào ?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Lịch sử 7, hay khác:

Để học tốt Lịch sử 7, loạt bài giải bài tập Lịch sử 7 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

PHẦN MỘT: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI

CHƯƠNG I: BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ (THẾ KỈ X)

CHƯƠNG II: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (THẾ KỈ XI-XII)

CHƯƠNG III: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII-XIV)

CHƯƠNG IV: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (THẾ KỈ XV - ĐẦU THÉ KỈ XVI)

CHƯƠNG V: ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI-XVIII

CHƯƠNG VI: VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.