Bài tập & Lời giải
Bài tập 16 trang 94 SBT toán 8 tập 1 cánh diều:
Cho tam giác ABC có AB = AC = 3 cm. Từ điểm M thuộc cạnh BC, kẻ MD song song với AC và ME song song với AB (điểm D, E lần lượt thuộc cạnh AB, AC). Tính chu vi của tứ giác ADME.
Xem lời giải
Bài tập 17 trang 94 SBT toán 8 tập 1 cánh diều:
Cho tam giác ABC có các đường trung tuyến BD và CE. Lấy các điểm H, K sao cho E là trung điểm của CH, D là trung điểm của BK. Chứng minh:
a) Các tứ giác AHBC, AKCB là hình bình hành;
b) A là trung điểm của HK.
Xem lời giải
Bài tập 18 trang 95 SBT toán 8 tập 1 cánh diều:
Cho hình bình hành ABCD. Trên cạnh AD, BC lần lượt lấy điểm E, F sao cho AE = CF. Trên cạnh AB, CD lần lượt lấy điểm M, N sao cho BM = DN. Chứng minh:
a) Tứ giác EMFN là hình bình hành;
b) Bốn đường thẳng AC, BD, EF, MN cùng đi qua một điểm.
Xem lời giải
Bài tập 19 trang 95 SBT toán 8 tập 1 cánh diều:
Cho tam giác nhọn ABC có ba đường cao AM, BN, CP cắt nhau tại H. Qua B kẻ tia Bx vuông góc với AB. Qua C kẻ tia Cy vuông góc với AC. Gọi D là giao điểm của Bx và Cy (Hình 15).
a) Chứng minh tứ giác BDCH là hình bình hành.
b*) Tam giác ABC có điều kiện gì thì ba điểm A, D, H thẳng hàng?
c) Tìm mối liên hệ giữa góc A và góc D của tứ giác ABDC.
d) Giả sử H là trung điểm của AM. Chứng minh diện tích của tam giác ABC bằng diện tích của tứ giác BHCD.
Xem lời giải
Bài tập 20 trang 95 SBT toán 8 tập 1 cánh diều:
Cho hình bình hành ABCD có $\widehat{A}$ > 90°, AB > BC. Trên đường thẳng vuông góc với BC tại C lấy hai điểm E, F sao cho CE = CF = BC. Trên đường thẳng vuông góc với CD tại C lấy hai điểm P, Q sao cho CP = CQ = CD (Hình 16). Chứng minh:
a) Tứ giác EPFQ là hình bình hành;
b*) AC ⊥ EP.