Câu hỏi 5. Khoảnh khắc chuyển mùa được miêu tả trong bài thơ có gì giống và khác với bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh? Em hãy so sánh cách sử dụng từ ngữ, thể thơ của hai bài thơ này, từ đó rút ra những nét đặc sắc riêng của từng tác phẩm.
Bài Làm:
- Điểm giống: đều lấy hình ảnh thiên nhiên đặc trưng của mùa thu
- Điểm khác:
Bài thơ Thu sang của Đỗ Trọng Khơi:
– Âm thanh: tiếng chim tín hiệu báo hiệu thu sang.
– Bức tranh thu hiện lên với nhiều màu sắc:
+ Màu vàng của tia nắng
+ Màu xanh của trời
+ Màu lá vàng rơi
+ Trăng vàng
– Hình ảnh:
+ Tiếng ve đã biến mất
+ Gió heo may – đặc trưng của mùa thu.
Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh: tín hiệu của sự chuyển mùa từ ngọn gió se (nhẹ, khô và hơi lạnh) mang theo hương ổi (ổi đang vào độ chín). Cảm nhận đầu tiên trong tâm hồn thi sĩ không phải bắt đầu từ trời xanh, mây trắng, hoa cúc vàng như bao thi sĩ khác mà là một sự biến chuyển hết sức tinh vi của thiên nhiên. Mùa thu được nhận ra bắt đầu từ "hương ổi", lập tức tâm hồn thi sĩ rung lên mở căng các giác quan (khứu giác, thị giác...) để đón nhận thu về. Hương ổi ngào ngạt phả vào gió mang đi khắc nơi, luồn vào trong sương khiến sương chùng chình bâng khuâng lưu luyến...
- Cách sử dụng từ ngữ, thể thơ của hai bài thơ:
Bài thơ Thu sang của Đỗ Trọng Khơi: ngôn ngữ giàu tính biểu cảm. Hình ảnh thơ đầy màu sắc, tượng thanh phong phú. Thể thơ lục bát
Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh: ngôn ngữ giàu tính sáng tạo làm nên đặc trưng phong cách của nhà thơ. Thể thơ ngũ ngôn.
- Nét đặc sắc riêng của hai bài thơ:
Bài thơ Thu sang của Đỗ Trọng Khơi: Bức tranh chuyển mùa qua lời Đỗ Trọng Khơi giàu tính biểu cảm.
Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh: Bức tranh chuyển mùa qua lời thơ Hữu Thỉnh thực sự mềm mại, nhẹ nhàng và uyển chuyển.