A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả
- Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) xuất thân trong một gia đình nhà nho, quê ở làng Dục Tú, huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh (nay là Dục Tú, Đông Anh, Hà Nội). Ông sớm tham gia cách mạng và hoạt động trong những tổ chức văn hóa nghệ thuật do Đảng lãnh đạo (năm 1943, tham gia hội văn hóa cứu quốc; tháng 8 -1945, là đại biểu văn hóa cứu quốc đi dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào. Nguyễn Huy Tưởng có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch. Văn phong của ông vừa giản dị vừa trong sáng, đôn hậu, thâm trầm mà sâu sắc. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Tác phẩm chính của Nguyễn Huy Tưởng: các vở kịch Vũ Như Tô (1941), Bắc Sơn (1946), Những người ở lại (1948), kịch bản phim Lũy hoa (1960); các tiểu thuyết Đêm hội long trì (1942), An Tư (1945), Sống mãi với thủ đô (1961); kí: kí sự Cao – Lạng (1951),…
2. Tác phẩm
- Vũ Như Tô là vở kịch lịch sử năm hồi viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 – 1517, dưới triều Lê Tương Dực. Tác phẩm được viết vào mùa hè năm 1941, đề tựa tháng 6 – 1942. Từ vở kịch ba hồi đăng trên tạp chí Tri tân năm 1943 -1944, được sự đóng góp của nhiều nhà văn tiến bộ, Nguyễn Huy Tưởng đã sửa lại thành vở kịch năm hồi.
- Tóm tắt tác phẩm:
Vũ Như Tô, một kiến trúc sư thiên tài bị hôn quân Lê Tương Dực bắt xây dựng Cửu Trùng Đài để là nơi hưởng lạc, vui chơi với các cung nữ. Vốn là một nghệ sĩ chân chính, gắn bó với nhân dân, cho nên bị vua Lê Tương Dực dọa giết, Vũ Như Tô vẫn ngang nhiên chửi mắng tên hôn quân và kiên quyết từ chối xây Cửu Trùng Đài (hồi I).
Đan Thiềm một cung nữ đã thuyết phục Vũ Như Tô chấp nhận yêu cầu của Lê Tương Dực, lợi dụng quyền thế và tiền bạc của hắn, trổ hết tài năng để xây dựng cho đất nước một tòa lâu đài vĩ đại “bền như trăng sao”, có thể “tranh tinh xảo với hóa công” để cho dân ta nghìn thu còn hãnh diện
Theo lời khuyên, Vũ Như Tô đã thay đổi thái độ, chấp nhận xây Cửu Trùng Đài. Từ đó, ông dồn hết tâm trí và bằng mọi giá xây dựng tòa đài sao cho thật hung vĩ tráng lệ. Ông đã vô tình gây biết bao tai họa cho nhân dân: Để xây dựng Cửu Trùng Đài, triều đình ra lệnh tang thêm sưu thuế, bắt thêm thợ giỏi,tróc nã hành hạ những người chống đối. Dân căm phẫn vua làm cho dân cùng nước kiệt; thợ giỏi oán Vũ Như Tô vì nhiều người chết vì tai nạn, vì ông cho chém những người chạy trốn. Công cuộc xây dựng càng gần kề thành công thì mâu thuẫn giữa tập đoàn thống trị xa hoa trụy lạc với nhân dân càng gay gắt, giữa Vũ Như Tô với những người thợ lành nghề và người dân lao động mà ông hằng yêu mến ngày càng gay gắt.
Lợi dụng tình hình rối ren và mâu thuẫn đấy, Quận công Trịnh Duy Sán - kẻ cẩm đàu phe đối lập trong triều đình, đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ làm phản, giết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài bị chính những người thợ đó đập phá, tiêu hủy.
Văn bản dưới đây là hồi V của vở kịch.
Bài tập & Lời giải
Câu 1: Trang 193 sgk ngữ văn 11 tập 1
Các mâu thuẫn cơ bản của kịch Vũ Như Tô được thể hiện như thế nào trong hồi V?
Xem lời giải
Câu 2: Trang 193 sgk ngữ văn 11 tập 1
Phân tích tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích?
Xem lời giải
Câu 3: Trang 193 sgk ngữ văn 11 tập 1
Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy muôn đời và lợi ích thiết thân của nhân dân chưa được tác giả giải quyết dứt khoát. Điều đó, được thể hiện như thế nào ở hồi cuối cùng của vở kịch? Theo anh chị nê giải quyết mâu thuẫn đó như thế nào?
Xem lời giải
Câu 4: Trang 193 sgk ngữ văn 11 tập 1
Đặc sắc về nghệ thuật của kịch Vũ Như Tô được thể hiện qua đoạn trích?
Xem lời giải
Luyện tập: Trang 193 sgk ngữ văn 11 tập 1
Trong lời đề tựa kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng viết:
"Than ôi ! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết.
Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm".
Bằng những hiểu biết về đoạn trích và về vở kịch, anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về lời tựa trên.
Xem lời giải
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Vĩnh biệt cửu trùng đài"
Xem lời giải
Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Vĩnh biệt cửu trùng đài"?