Câu 2: Trang 193 sgk ngữ văn 11 tập 1
Phân tích tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích?
Bài Làm:
Vũ Như Tô: say sưa trong lí tưởng nghệ thuật đến mức quên cả thực tế đang diễn ra xung quanh: từ lời cầu xin của Đan Thiềm, việc Lê Tương Dực bị giết, quân nổi loạn .... Đến khi Ngô Hạch ra lệnh bắt ông vẫn tin là mình không có tội, vẫn mơ tưởng đến việc làm một "tòa đài hoa lệ" để "tranh tinh xảo với hóa công". Thậm chí, khi kinh thành phát hỏa, ông vẫn chưa tỉnh ngộ, cho đến khi công trình bị đốt,ông mới rú lên chua chát. Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ có tài với mục đích chân chính, là một người nghệ sĩ có tài và tâm đối với nghệ thuật. Do ông quá đam mê nhiệt huyết với con đường nghệ thuật của mình hy vọng những cái tốt đẹp nhất được cống hiến tài năng cửa mình cho đất nước.Khi nghe lời khuyên của Đan Thiềm, nhận xây Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô là người nghệ sĩ chỉ quan tâm đến nghệ thuật. Ông luôn ở tron tâm trạng mơ màng, ảo vọng.Ông không thể hiểu và không tin tâm huyết của mình đối với đất nước lại bị coi thường. Việc làm của ông đã dẫn đến một tai họa không lường trước được.
Đan Thiềm là một người có tâm, là người yêu quý và tôn trọng nghệ thuật, tôn trọng người tài. Đan Thiềm rất kính trọng tài năng của Vũ Như Tô, bà đã khuyên Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài với mục đích cống hiến tài năng nghệ thuật cho đất nước. Nhưng chính lời khuyên ấy bà đã nhận ra đó là sai lầm rồi đến cuối cùng trước khi bà chết đã nhận ra rằng sự thất bại của giấc mộng lớn mà bà mong một Vũ Như Tô thực hiện. Một con người yêu mên nghệ thuật và kính trọng những tài năng như bà khi nhìn thấy cảnh Cửu Trùng Đài bị cháy và Vũ Như Tô chết như vậy bà đau đớn tột cùng và đã thốt lên “ Đài lớn tan tành. Ông Cả ơi ! Xin cùng ông vĩnh biệt!”.
Vũ Như Tô và Đan Thiềm là hai con người cùng có tấm lòng cao cả tri kỉ, cùng mục đích nghệ thuật tốt đẹp nhưng cái kết thất bại thật thương tâm. Cửu Trùng Đài là biểu tượng tâm huyết của cả hai con người này đã bị hủy hoại, hai người thật đáng thương, đáng kính trọng hơn là đáng trách.
Nhà văn qua đây đã bộc lộ được sự cảm thông và trân trọng của chính tác giả đối với hai con người tri âm tri kỉ nhưng phải chịu một số phận nghiệt ngã, bất hạnh này.