Bài 50: Thực hành viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-a

Hôm nay, chúng ta sẽ đến với bài " Thực hành viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-a". Hi vọng qua bài học này, các bạn sẽ biết rõ hơn về thiên nhiên của khu vực Ô-xtrây-li-a.

1. Dựa vào hình 48.1 và lát cắt địa hình dưới đây, trình bày đặc điểm địa hình Ô-xtrây-li-a theo gợi ý sau:

– Địa hình có thể chia làm mấy khu vực?

– Đặc điểm địa hình và độ cao chủ yếu ở mỗi khu vực.

– Đỉnh núi cao nhất nằm ở đâu? Cao khoảng bao nhiêu?

Bài 50: Thực hành viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-a

Trả lời:

Bài 50: Thực hành viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-a

 

2. Dựa vào hình 48.1, 50.2, 50.3 ,nêu nhận xét về khí hậu của lục địa Ô-xtrây-li-a theo gợi ý sau: 

-Các loại gió và hướng gió thổi đến lục địa Ô-xtrây-li-a.

– Sự phân bố lượng mưa trên lục địa Ô-xtrây-li-a. Giải thích sự phân bố đó.

– Sự phân bố hoang mạc ở lục địa Ô-xtrây-li-a. Giải thích sự phân bố đó.

Bài 50: Thực hành viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-a

 

Bài 50: Thực hành viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-a

Trả lời:

– Ở lục địa Ô-xtrây-li-a có:

  • Gió Tín phong thổi theo hướng đông nam;
  • Gió Mùa hướng tây bắc và đông bắc;
  • Gió Tây ôn đới thổi theo hướng tây bắc.

– Sự phân bố lượng mưa, hoang mạc trên lãnh thổ Ô-xtrây-li-a và nguyên nhân :

  • Mưa trên 1501 mm là Pa-pua Niu Ghi-nê, do đây là nơi có khí hậu xích đạo mưa lớn quanh năm.
  • Rìa bắc và đông bắc lục địa Ô-xtrây-li-a có lượng mưa từ 1001 đến 1500 mm, khu vực có gió mùa hoạt động và một phần gió Tín phong đi qua biển.
  • Một phần diện tích bắc, nam và đông của lục địa có lượng mưa từ 501 đến 1000 mm, do ảnh hưởng địa hình, gió mang theo hơi nước nên gây mưa hết ở các sườn đón gió.
  • Sâu lục địa lượng mưa ít vì chịu ảnh hướng của hiệu ứng phơn, đồng thời khu vực lục địa nằm trong vùng áp cao chí tuyến khó gây mưa.

– Hoang mạc phân bố ở trung tâm ở lục địa Ôxtrâylia và kéo dài ra sát biển phía tây. Do ở phía tây có dòng biển lạnh Tây Ôxtrâylia chảy qua, cùng với đó là do càng vào sâu trong lục địa thì độ ẩm càng ít, gây khô hạn.

Xem thêm các bài Giải sgk lịch sử và địa lí 7, hay khác:

Xem thêm các bài Giải sgk lịch sử và địa lí 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

PHẦN MỘT: THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG 1: MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG

CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HÒA

CHƯƠNG 3: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC

CHƯƠNG 4: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH

CHƯƠNG 5: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI

CHƯƠNG 6: CHÂU PHI

CHƯƠNG 7: CHÂU MĨ

CHƯƠNG 8: CHÂU NAM CỰC

CHƯƠNG 9: CHÂU ĐẠI DƯƠNG

CHƯƠNG 10: CHÂU ÂU

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.