Bài 28: Thực hành phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi

Hôm nay, chúng ta sẽ đến với bài thực hành phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi. Thông qua bài học, ho vọng các bạn sẽ nắm rõ hơn về khí hậu của vùng đất này.

1. Trình bày và giải thích sự phân bố các môi trường tự nhiên

Quan sát hình 27.2 (trang 86 SGK Địa lý 7) và dựa vào kiến thức đã học :

+ So sánh diện tích của các môi trường ở châu Phi.

+ Giảì sao các hoang mạc ở châu Phi lại lan ra sát biển?

Bài 28: Thực hành phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi

Trả lời:

– Châu Phi có các môi trường : rừng xích đạo, xa van, hoang mạc chí tuyến và cận nhiệt đới khô.

  • Môi trường rừng xích đạo : gồm bồn địa Công-gô và một dải hẹp ở ven vịnh Ghi-nê.
  • Hai môi trường xa van nằm ở phía Bắc và phía Nam Xích đạo.
  • Hai môi trường hoang mạc chí tuyến gồm hoang mạc Xa-ha-ra ở Bắc Phi và hoang mạc Ca-la-ha-ri ở Nam Phi.
  • Hai môi trường cận nhiệt đới khô gồm dãy Át-lát và vùng đồng bằng ven biển Bắc Phi, vùng cực nam châu Phi.

=> Hai môi trường chiếm diện tích lớn là môi trường xa van và môi trường hoang mạc.

- Các hoang mạc ở Châu Phi lại lan ra sát bờ biển là bởi vì:

  • Nằm sát hai bên chí tuyến trong vùng khí áp cao và ít mưa của Trái đất
  • Ngoài ra có các dòng biển lạnh chạy ven bờ, lượng bốc hơi nước rất ít.
  • Lục địa Á – Âu rộng lớn nên gió mùa mùa đông rất khô khi đi vào lục địa Phi.

 

2. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa

Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa dưới đây theo gợi ý sau:

+ Lượng mưa trung bình năm, sự phân bố lượng mưa trong năm.

+ Biên độ nhiệt trong năm, sự phân bố nhiệt độ trong năm.

+ Cho biết từng biểu đồ thuộc kiểu khí hậu nào. Nêu đặc điểm chung của kiểu khí hậu đó.

Sắp xếp các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa A, B, C, D (trang 88 SGK Địa lý 7) vào các vị trí đánh dấu 1, 2, 3, 4 trên hình 27.2 sao cho phù hợp.

Bài 28: Thực hành phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi

 Trả lời:

Bài 28: Thực hành phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi

Sắp xếp các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa A, B, C, D (trang 88 SGK Địa lý 7) vào các vị trí đánh dấu 1, 2, 3, 4 trên hình 27.2

Bài 28: Thực hành phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi

Xem thêm các bài Giải sgk lịch sử và địa lí 7, hay khác:

Xem thêm các bài Giải sgk lịch sử và địa lí 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

PHẦN MỘT: THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG 1: MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG

CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HÒA

CHƯƠNG 3: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC

CHƯƠNG 4: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH

CHƯƠNG 5: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI

CHƯƠNG 6: CHÂU PHI

CHƯƠNG 7: CHÂU MĨ

CHƯƠNG 8: CHÂU NAM CỰC

CHƯƠNG 9: CHÂU ĐẠI DƯƠNG

CHƯƠNG 10: CHÂU ÂU

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.