Câu 1: Diện tích khu vực dưới đồ thị vận tốc – thời gian cho chúng ta biết đại lượng nào sau đây?
- A. Thời gian.
- B. Gia tốc.
-
C. Độ dịch chuyển.
- D. Vận tốc.
Câu 2: Biểu thức gia tốc của một vật chuyển động thẳng có dạng tổng quát là
- A. $a=\frac{\Delta \vec{v}}{\Delta \vec{t}}$
- B. $a=\frac{\vec{v}}{\vec{t}}$
- C. $\vec{a}=\frac{\Delta v}{\Delta \vec{t}}$
-
D. $\vec{a}=\frac{\Delta \vec{v}}{\Delta t}$
Câu 3: Độ dốc của đồ thị vận tốc – thời gian cho chúng ta biết đại lượng nào sau đây?
- A. Vận tốc.
- B. Độ dịch chuyển.
- C. Quãng đường.
-
D. Gia tốc.
Câu 4: Chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là đường gì?
- A. Đường cong
-
B. Đường thẳng
- C. Đường tròn
- D. Đường gấp khúc
Câu 5: Đồ thị vận tốc – thời gian dưới đây, cho biết điều gì?
- A. Độ dốc dương, gia tốc không đổi.
-
B. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn.
- C. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 0.
- D. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).
Câu 6: Đại lượng cho biết sự thay đổi của vận tốc là đại lượng nào trong các đại lượng sau?
-
A. Gia tốc.
- B. Độ dịch chuyển.
- C. Quãng đường.
- D. Vận tốc.
Câu 7: Đồ thị vận tốc - thời gian nào sau đây mô tả chuyển động có độ lớn của gia tốc là lớn nhất?
- A. Đồ thị A
- B. Đồ thị B
- C. Đồ thị C
-
D. Đồ thị D
Câu 8: Cho đồ thị vận tốc – thời gian. Đồ thị này cho biết đặc điểm gì của chuyển động?
- A. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).
-
B. Độ dốc dương, gia tốc không đổi.
- C. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn.
- D. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 0.
Câu 9: Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho
- A. Độ nhanh chậm của chuyển động
- B. Khả năng thay đổi độ lớn vận tốc của vật.
- C. Khả năng thay đổi hướng vận tốc của vật.
-
D. Khả năng thay đổi vận tốc (cả hướng và độ lớn) của vật
Câu 10: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không thể xảy ra cho một vật chuyển động thẳng?
- A. vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (+).
-
B. vận tốc là hằng số; gia tốc thay đổi.
- C. vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (-).
- D. vận tốc có giá trị (-) ; gia tốc có giá trị (+).
Câu 11: Một chiếc xe đang chạy trên đường thẳng thì tài xế tăng tốc độ với gia tốc bằng 2 m/s$^{2}$ trong khoảng thời gian 10 s. Độ thay đổi vận tốc trong khoảng thời gian này là?
- A. 10 m/s.
-
B. 20 m/s.
- C. 15 m/s.
- D. không xác định được vì thiếu dữ kiện.
Câu 12: Người lái xe ô tô hãm phanh để xe giảm tốc độ từ 23 m/s đến 11 m/s trong 20 s. Độ lớn của gia tốc.
- A. – 0,6 m/s$^{2}$.
- B. 23 m/s$^{2}$.
-
C. 0,6 m/s$^{2}$.
- D. 11 m/s$^{2}$.
Câu 13: Khi một ô tô đang chuyển động với vận tốc 10 m/s thì bắt đầu tăng tốc. Biết rằng sau 10 s kể từ khi tăng tốc, xe đạt vận tốc là 15 m/s. Gia tốc của xe là bao nhiêu?
- A. 0,4 m/s$^{2}$.
-
B. 0,5 m/s$^{2}$.
- C. 0,6 m/s$^{2}$.
- D. 0,7 m/s$^{2}$.
Câu 14: Đồ thị vận tốc – thời gian của một vật chuyển động thẳng. Gia tốc của người đi xe máy trong thời gian 15 s cuối cùng là bao nhiêu?
- A. 2 m/s$^{2}$.
- B. 3 m/s$^{2}$.
- C. - 3 m/s$^{2}$.
-
D. - 2 m/s$^{2}$.
Câu 15: Một đoàn tàu rời ga chuyển động nhanh dần, sau 20 giây tàu đạt tốc độ 36 km/h. Tính gia tốc của tàu.
-
A. 0,5 m/s$^{2}$.
- B. 2 m/s$^{2}$.
- C. 1,5 m/s$^{2}$.
- D. 3 m/s$^{2}$.
Câu 16: Một ô tô tăng tốc từ lúc đứng yên, sau 6,0 s đạt vận tốc 18 m/s. Độ lớn gia tốc của ô tô là
- A. – 3 m/s$^{2}$.
-
B. 3 m/s$^{2}$.
- C. – 6 m/s$^{2}$.
- D. 6 m/s$^{2}$.
Câu 17: Một xe máy đang đi với vận tốc 15 m/s thì thấy có vật cản ở trước mặt thì người đó phanh gấp. Biết khoảng cách kể từ lúc bắt đầu phanh đến chỗ vật cản là 15 m và gia tốc của người này có độ lớn là 5 m/s$^{2}$. Hỏi người đó có phanh kịp không, nếu phanh kịp thì khoảng cách từ lúc dừng hẳn đến vật cản là bao nhiêu?
- A. Phanh kịp, khoảng cách đến vật là 1 m
- B. phanh kịp, khoảng cách đến vật là 2 m
- C. Phanh kịp, khoảng cách đến vật là 3 m
-
D. Không phanh kịp
Câu 18: Đồ thị bên dưới mô tả sự thay đổi vận tốc theo thời gian trong chuyển động của một vật đang chuyển động từ A đến B. Gia tốc của ô tô từ giây thứ 20 đến giây thứ 28 là bao nhiêu?
- A. 2,5 m/s$^{2}$.
-
B. – 2,5 m/s$^{2}$.
- C. 0 m/s$^{2}$.
- D. 5 m/s$^{2}$.
Câu 19: Trong một cuộc thi chạy, từ trạng thái đứng yên, một vận động viên chạy với gia tốc 5,0 m/s$^{2}$ trong 2,0 giây đầu tiên. Vận tốc của vận động viên sau 2,0 s là
- A. 5 m/s.
-
B. 10 m/s.
- C. 15 m/s.
- D. 20 m/s.
Câu 20: Xác định độ biến thiên vận tốc sau 8 s của chuyển động được ghi ở bảng số liệu dưới.
Thời điểm t (s) | 0 | 2 | 4 | 6 | 8 | |
Vận tốc tức thời vt | (km/h) | 0 | 9 | 19 | 30 | 45 |
(m/s) | 0 | 2,50 | 5,28 | 8,33 | 12,50 |
- A. 45 m/s.
- B. – 45 m/s.
- C. – 12,5 m/s.
-
D. 12,5 m/s.
Câu 21: Một đoàn tàu rời ga chuyển động nhanh dần đều. Sau 1 phút 40 giây tàu đạt tốc độ 36 km/h. Quãng đường tàu đi được trong 1 phút 40 giây đó là bao nhiêu? Chọn chiều dương là chiều chuyển động của tàu.
- A. 1,5 km.
- B. 3,6 km.
-
C. 0,5 km.
- D. 5,0 km.
Câu 22: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 72 km/h thì hãm phanh chạy chậm dần, sau 10 s vận tốc giảm xuống còn 15 m/s. Hỏi phải hãm phanh trong bao lâu kể từ khi tàu có vận tốc 72 km/h thì tàu dừng hẳn (coi gia tốc không đổi)?
- A. 30 s.
-
B. 40 s.
- C. 50 s.
- D. 60 s.
Câu 23: Hình dưới là đồ thị vận tốc - thời gian của một chiếc xe chuyển động thẳng. Trường hợp nào sau đây là đúng?
- A. Trong khoảng thời gian từ 2s đến 5 s xe đứng yên.
- B. Xe trở về vị trí ban đầu lúc t = 9 s.
- C. Trong 4 s cuối, xe giảm tốc với gia tốc 12 m/s$^{2}$.
-
D. Trong 2 s đầu tiên, xe tăng tốc với gia tốc 6 m/s$^{2}$.
Câu 24: Cho đồ thị dưới, hãy xác định độ dịch chuyển của vật trong khoảng thời gian từ 5 s đến 10 s:
- A. 5 m.
- B. 10 m.
- C. 15 m.
-
D. 20 m.