Những yếu tố làm nên đặc trưng và sức hấp dẫn của thơ Đường luật và thơ hai cư có nhiều điểm gần gũi với nhau. Hãy viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) về những điểm tương đồng ấy.

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 10 bộ kết nối tri thức . Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Những yếu tố làm nên đặc trưng và sức hấp dẫn của thơ Đường luật và thơ hai cư có nhiều điểm gần gũi với nhau. Hãy viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) về những điểm tương đồng ấy.

Đề 6 : Những yếu tố làm nên đặc trưng và sức hấp dẫn của thơ Đường luật và thơ hai cư có nhiều điểm gần gũi với nhau. Hãy viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) về những điểm tương đồng ấy.

Bài tham khảo 1 :

Những yếu tố làm nên đặc trưng và sức hấp dẫn của thơ Đường luật và thơ hai - cư có nhiều điểm gần gũi nhau. Tiêu biểu nhất đó là ở ngắn gọn. Thơ hai-cư và thơ Đường luật đều là những thể loại trữ tình, lời ít ý nhiều. Nhà thơ chú ý tạo nên những khoảng trống giữa bề mặt ngôn ngữ và những lớp nghĩa ẩn sâu bên trong. Nhiệm vụ của bạn đọc là kết nối những mảnh ghép ngôn từ, khám phá những tư tưởng triết lý của nhà thơ thông qua những sáng tạo nghệ thuật. Nếu thơ hai - cư thường biểu hiện những rung cảm của con người trước thiên nhiên bằng những hình ảnh trong sáng, nhẹ nhàng mà đậm tính tượng trưng thì thơ Đường luật thường sử dụng những hình ảnh ước lệ tượng trưng mang cảm hứng thế sự và yêu nước. Cả hai thể loại đều nhằm đến mục đích tả ít, gợi nhiều, tả gián tiếp hơn là trực tiếp, nhờ đó mở ra không gian cho người đọc cảm nhận bài thơ.

Bài tham khảo 2 :

Thơ hai-cư là thể thơ ngắn nhất thế giới và cũng là thể thơ truyền thống có vị trí quan trong trong văn chương Nhật Bản. Thơ Đường luật là thể thơ xuất phát từ Trung Quốc, thường có hai thể tiêu biểu là thơ thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú. Về nội dung, thơ hai -cư chỉ ghi lại một cảnh, vật đơn sơ, nhưng qua đó gợi cho người đọc liên tưởng, suy tư để tìm thấy một triết lí nào đấy, ... Còn thơ Đường luật rất quan tâm đến hai đề tài chính là thiên nhiên và thế sự, qua đó bộc lộ tư tưởng nhân đạo, sự ưu thời mẫn thế, tư tưởng trung quân ái quốc, cùng những tấm lòng vì nước vì dân. Về nghệ thuật, Thơ hai-cư dùng rất ít ngôn từ (khoảng 17 chữ), không tả mà chỉ gợi, là những từ chỉ mùa hoặc những hình ảnh tiêu biểu cho mùa (hoa đào, hoa mai, chim oanh, chim yến - chim quyên, tiếng ve - trăng, sương, tiếng dế,...) để nhiều khoảng trống cho độc giả tưởng tượng, đồng sáng tạo. Và thơ Đường có những quy định nghiêm ngặt về niêm, luật; nghệ thuật đối đã được đẩy lên mức độ cao nhất; thi pháp thơ Đường cũng đạt đến trình độ phát triển rất cao, từng là mẫu mực cho thơ phương Đông trong nhiều thế kỉ.

Bài tham khảo 3 :

Đặc trưng và sức hấp dẫn của thơ Đường luật và thơ hai - cư có nhiều điểm gần gũi với nhau đó là cảm xúc thẩm mỹ. Trong thơ Đường luật, thì con người những tình cảm tốt đẹp, lành mạnh, tích cực hướng về cái thiện, cái mỹ còn thiên nhiên: bình dị, gần gũi, thông qua đó toát lên vẻ đẹp của cỏ cây hoa lá. Thanh nhạc trong thơ Đường luật : người nghe phải lắng nghe cái âm vang của nó, tưởng tượng ra những đường nét và màu sắc của nó, để có thể cảm nhận hình tượng chung của bài thơ như kiểu nghe một bản nhạc trữ tình mà không cần dựa vào những chi tiết ngôn ngữ cụ thể cùa bài thơ. Thơ Haiku nhất là Haiku của Basho có những nét thẩm mỹ rât tiêng, rất cao và rất tinh tế: cái vắng lặng (Sabi) cái đơn sơ (Wabi) cái u huyền (Yugen) cái mềm mại (Shiori), nhẹ nhàng (Karumi) Thơ Haiku không thích sự ồn ào náo nhiệt, không thích vẻ phồn tạp, sặc sở, hoa lệ, uỷ mị, ướt át hay cứng cõi, lên gân.

Bài tham khảo 4:

Điểm gần gũi của hai thể loại thơ truyền thống này đó là luật niêm. Điều căn bản của luật thơ Đường là đối, đó là hai nguyên tắc đối âm và đối ý, nghĩa là lần lượt những chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3,... của câu trên phải đối với các chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3,... của câu dưới cả về âm và ý. Nhưng làm được như thế thì rất khó, vì vậy người ta quy ước nhất tam ngũ bất luật (chữ thứ nhất, thứ ba, thứ năm không cần theo luật).  "những câu niêm với nhau" Nguyên tắc niêm trong một bài thơ Đường (thất ngôn bát cú) như sau: câu 1 niêm với câu 8, câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 5, câu 6 niêm với câu 7. Trong thơ haiku cổ điển buộc phải có kigo (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả một mùa nào đó trong năm. Có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các hình ảnh, hoạt động hay những cái gì đó mà mang đặc trưng của một mùa trong năm.Một bài haiku thường chỉ "gợi" chứ không "tả", và kết thúc thường không có gì rõ ràng, vậy nên hình ảnh và cảm nhận sau khi đọc thơ hoàn toàn phụ thuộc người đọc. Thơ Haiku chỉ có 17 ăm tiết (một số bài nhiều hơn một chút), ngắt nhịp thành 3 đoạn, theo thứ tự thường là: 5 âm - 7 âm - 5 âm.

Xem thêm các bài Văn mẫu 10 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài soạn Văn mẫu 10 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập