Nhận xét đặc điểm cấu tạo của phân tử phenol về nhóm chức và gốc hydrocarbon. Từ đó dự đoán về tính chất hoá học ở nhóm chức (so sánh với alcohol) và ở gốc hydrocarbon (so sánh với benzene).

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Câu hỏi 1: Nhận xét đặc điểm cấu tạo của phân tử phenol về nhóm chức và gốc hydrocarbon. Từ đó dự đoán về tính chất hoá học ở nhóm chức (so sánh với alcohol) và ở gốc hydrocarbon (so sánh với benzene).

Bài Làm:

Trong phân tử phenol, nhóm –OH liên kết trực tiếp với vòng benzene. Chính nhờ có sự liên kết này, vòng benzene trở thành nhóm hút electron, làm giảm mật độ electron ở nguyên tử oxygen và tăng sự phân cực của liên kết O–H (so với trong phân tử alcohol); đồng thời làm tăng mật độ electron trong vòng benzene, nhất là ở các vị trí ortho và para.

=> Phenol có phản ứng thế nguyên tử H ở nhóm –OH (thể hiện tính acid) và phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzene.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải Hóa học 11 Cánh diều bài 17 Phenol

MỞ ĐẦU

Cho ba chất có công thức cấu tạo dưới đây:

Cho ba chất có công thức cấu tạo dưới đây:  a) Chất nào ở trên thuộc loại alcohol?  b) Hợp chất (C) có những đặc điểm cấu tạo nào khác so với hai hợp chất (A) và (B)?  c) Dự đoán tính chất hoá học của hợp chất (C) có khác (A) và (B) hay không.

a) Chất nào ở trên thuộc loại alcohol?

b) Hợp chất (C) có những đặc điểm cấu tạo nào khác so với hai hợp chất (A) và (B)?

c) Dự đoán tính chất hoá học của hợp chất (C) có khác (A) và (B) hay không.

Xem lời giải

I. KHÁI NIỆM

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Luyện tập 1: Cho các chất có công thức sau: C6H5OH, C6H5CH3, C6H5Cl và các giá trị nhiệt độ sôi (không theo thứ tự) là 110,6°C, 131,7 °C,181,8°C. Hãy dự đoán nhiệt độ sôi tương ứng với mỗi chất trên. Giải thích.

Xem lời giải

1. Tính acid của phenol

Luyện tập 2: Hãy dẫn ra các phương trình hoá học để chứng minh rằng tính acid của phenol mạnh hơn của alcohol.

Xem lời giải

Thí nghiệm 1: Phản ứng của phenol và dung dịch NaOH

Chuẩn bị: Phenol ở dạng huyền phù, dung dịch NaOH 1 M; ống nghiệm.

Tiến hành: Chuẩn bị một ống nghiệm chứa khoảng 1 mL phenol dạng huyền phù. Nhỏ từ từ khoảng 2 mL dung dịch NaOH 1 M vào ống nghiệm. Lắc đều ống nghiệm.

Yêu cầu: Quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra và giải thích.

Xem lời giải

Thí nghiệm 2: Phản ứng của phenol với dung dịch Na2CO3

Chuẩn bị: Phenol ở dạng huyền phù, dung dịch Na2CO3 1 M, ống nghiệm.

Tiến hành: Cho vào ống nghiệm khoảng 1 mL phenol dạng huyền phù. Nhỏ từ từ khoảng 2 mL dung dịch Na2CO3 1 M vào ống nghiệm. Lắc đều ống nghiệm.

Yêu cầu: Quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra và giải thích.

Xem lời giải

2. Phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzene

Luyện tập 3: Hãy dẫn ra các phương trình hoá học để chứng minh phản ứng thế nguyên tử H ở vòng benzene trong phenol dễ hơn benzene.

Xem lời giải

Thí nghiệm 3: Phản ứng của phenol với nước bromine

Chuẩn bị: Dung dịch phenol 5%, nước bromine bão hoà, ống nghiệm.

Tiến hành: Cho 0,5 mL dung dịch phenol 5% vào ống nghiệm và thêm vài giọt nước bromine bão hoà. Lắc đều ống nghiệm.

Yêu cầu: Quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra và giải thích.

Chú ý an toàn: Phenol và bromine độc nên không để phenol tiếp xúc với da, không hít hơi phenol và bromine.

Xem lời giải

Luyện tập 4: Có ba ống nghiệm chứa các chất lỏng riêng biệt sau: dung dịch propan-1-ol, dung dịch phenol và benzene. Hãy đề xuất một thuốc thử để nhận biết ống nghiệm chứa dung dịch phenol.

Xem lời giải

Thí nghiệm 4: Phản ứng của phenol với nitric acid đặc

Cho khoảng 0,5 g phenol và 1,5 mL dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm, sau đó đun nóng hỗn hợp để thu được chất lỏng đồng nhất. Làm lạnh ống nghiệm rồi nhỏ từ từ khoảng 1 mL dung dịch HNO3 đặc vào hỗn hợp, lắc đều. Hỗn hợp trong ống nghiệm nhuốm màu đỏ tối. Đun cách thủy hỗn hợp trong 15 phút. Sau đó để nguội rồi rót hỗn hợp vào cốc đựng 20 mL nước lạnh sẽ thấy picric acid tách ra ở dạng kết tủa màu vàng.

Yêu cầu: Viết phương trình hoá học và giải thích hiện tượng xảy ra.

Xem lời giải

IV. ỨNG DỤNG VÀ ĐIỀU CHẾ

Câu hỏi 2: Hãy trình bày một số ứng dụng của phenol trong thực tiễn.

Xem lời giải

BÀI TẬP

Bài 1: Trong các chất có công thức sau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?

Trong các chất có công thức sau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?

Xem lời giải

Bài 2: Hãy viết công thức cấu tạo các chất chứa vòng benzene có cùng công thức phân tử C7H8O.

Xem lời giải

Bài 3: Trình bày cách phân biệt các dung dịch sau: phenol, ethanol và glycerol.

Xem lời giải

Bài 4*: Rutin có nhiều trong hoa hoè. Rutin có tác dụng làm bền vững thành mạch, chống co thắt, chống phóng xạ tia X, chống viêm cầu thận cấp. Rutin có công thức phân tử C27H30O16 và công thức cấu tạo như hình bên.

Rutin có nhiều trong hoa hoè. Rutin có tác dụng làm bền vững thành mạch, chống co thắt, chống phóng xạ tia X, chống viêm cầu thận cấp. Rutin có công thức phân tử C27H30O16 và công thức cấu tạo như hình bên...

a) Phân tử rutin có bao nhiêu nhóm -OH alcohol và bao nhiêu nhóm -OH phenol?

b) Có hai phương pháp tách rutin từ hoa hoè như sau:

  • Phương pháp 1: Xử lí hoa hoè bằng dung dịch sodium hydroxide. Lọc, acid hoá phần nước lọc, thu được rutin.
  • Phương pháp 2: Chiết rutin từ hoa hoè bằng nước nóng sau đó để nguội, rutin sẽ tách ra.

Em hãy cho biết mỗi phương pháp trên đã dựa vào tính chất nào của rutin.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải hóa học 11 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải hóa học 11 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.