I. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
Sinh trưởng và phát triển của cơ thể thực vật bắt đầu trong các mô phân sinh, diễn ra tại một số vị trí, cơ quan xác định và có thể diễn ra trong suốt vòng đời của cây.
II. MÔ PHÂN SINH
Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa, có khả năng phân chia liên tục.
Phân loại:
- Mô phân sinh đỉnh
- Mô phân sinh bên
- Mô phân sinh lóng
III. SINH TRƯỞNG SƠ CẤP VÀ SINH TRƯỞNG THỨ CẤP
Sinh trưởng ở thực vật gồm có sinh trưởng và sinh trưởng thứ cấp
1. Sinh trưởng sơ cấp
Sinh trưởng sơ cấp là sự sinh trưởng khởi đầu bằng sự phân chia của các tế bào mô phân sinh đỉnh hoặc mô phân sinh lóng (cây Một lá mầm), làm tăng chiều dài của thân và rễ.
2. Sinh trưởng thứ cấp
Sinh trưởng thứ cấp là sự sinh trưởng được khởi đầu bằng sự phân chia của các tế bào mô phân sinh bên, làm tăng đường kính của thân và rễ của cây thân gỗ Hai lá mầm.
Mô phân sinh bên gồm:
- Tầng phát sinh mạch dẫn → mạch gỗ thứ cấp và mạch rây thứ cấp.
- Tầng sinh vỏ → bảo vệ thân cây khỏi sự mất nước và sự xâm nhập của các vi sinh vật có hại
IV. PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA
Phát triển ở thực vật có hoa là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong vòng đời của cây, gồm các pha:
- Pha phát triển phôi: từ khi hợp tử hình thành → hạt bắt đầu nảy mầm.
- Pha non trẻ: từ khi hạt nảy mầm → xuất hiện khả năng tạo cơ quan sinh sản.
- Pha trưởng thành: từ khi xuất hiện cơ quan sinh sản → thụ tinh.
- Pha sinh sản: từ khi thụ tinh → hình thành hạt.
- Pha già: Từ khi hình thành hạt, quả → chết.
V. HORMONE THỰC VẬT
1. Khái niệm và vai trò của hormone thực vật
Hormone thực vật (phytohormone) là các chất hữu cơ hình thành từ quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật, với liệu lượng rất nhỏ có tác động điều tiết các quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể thực vật.
Hormone thực vật được tổng hợp tại một nơi và điều tiết hoạt động của tế bào, mô, cơ quan ở nơi khác.
2. Các loại hormone kích thích và hormone ức chế sinh trưởng ở thực vật
Dựa vào hoạt tính sinh học:
- Hormone kích thích sinh trưởng: auxin, gibberellin, cytokinin.
- Hormone ức chế sinh trưởng: abscicic acid, ethylene.
3. Sự tương quan của các hormone thực vật
Tương quan giữa các hormone là trạng thái cân bằng giữa các hormone ở một tỉ lệ xác định, điều tiết sự xuất hiện, hướng và tốc độ sinh trưởng, phát triển của mỗi cơ quan.
- Tương quan giữa hormone kích thích và hormone ức chế sinh trưởng.
- Tương quan giữa các hormone kích thích với nhau.
4. Một số ứng dụng của hormone thực vật trong thực tiễn
Ứng dụng trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
Ứng dụng trong công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật.