1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TẾ BÀO
- Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản nhất của mọi vật sống thực hiện các chức năng: trao đôi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng, sinh sản.
- Tế bào có kích thước đa dạng, khoảng kích thước tế bào giới hạn từ đơn vị um (micrometre, tế bào vi khuẩn) đến đơn vị mm (millimetre, tế bào trứng). Có thể quan sát tế bào bằng kinh hiển vi, kinh lúp, mắt thường tuỳ vào kích thước của tế bào
- Mỗi loại tế bào trong cơ thể có hình dạng khác nhau: hình đĩa (tế bào hồng cầu), hình sao (tế bào thần kinh), hình trụ (tế bào biểu mô), hình sợi (tế bào cơ),...
- Mỗi loại tế bào đảm nhận chức năng khác nhau trong cơ thể. Sự khác nhau về hình dạng và kích thước của tế bào thể hiện sự phù hợp với chức năng mà tế bào đảm nhận.
- Mọi tế bào đều có cấu tạo gồm 3 phần chính: màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào hoặc vùng nhân.
- Tế bào thực vật có chứa lục lạp, lục lạp có khả năng quang hợp tổng hợp các chất cho tế bào
2. SỰ LỚN LÊN VÀ SINH SẢN CỦA TẾ BÀO
- Tế bào tăng lên về kích thước các thành phần tế bào (màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào).
- Nhân tế bào và chất tế bào phân chia. Ở tế bào thực vật hình thành vách ngăn tạo hai tế bào mới không tách rời nhau. Ở tế bào động vật, hình thành eo thắt tạo thành hai tế bào mới tách rời nhau.
- Sự tăng lên về khối lượng và kích thước cơ thể là do sự lớn lên và phân chia của tế bào. Sự phân chia của tế bào là cơ sở cho sự lớn lên và sinh sản của sinh vật.