1. MỘT SỐ LƯƠNG THỰC PHỔ BIẾN
- Một số loại lương thực phổ biến ở Việt Nam: gạo, ngô, khoai lang, sắn.
- Dựa vào tính chất và ứng dụng khác nhau của mỗi loại lương thực mà người ta chế biến thành nhiều sản phẩm ẩm thực có giá trị dinh dưỡng.
2. MỘT SỐ THỰC PHẨM PHỔ BIẾN
- Thực phẩm (thức ăn) là sản phẩm chứa: Chất bột (carbohydrate), chất béo (lipid), chất đạm (protein),...mà con người có thể ăn hay uống được nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Thực phẩm có thể bị biến đổi tính chất (màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng,...) khi để lâu ngoài không khí, khi trộn lẫn các loại thực phẩm với nhau hoặc bảo quản thực phẩm không đúng cách.
- Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm rất đa dạng nhưng có thể chia thành 4 nhóm chính sau:
+ Do kí sinh trùng; do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn; do virus; do nấm mốc và nấm men
+ Do thức ăn bị biến chất, ôi thiu
+ Do ăn phải thực phẩm có sẵn độc tố
+ Do nhiễm các chất hoá học
- Nếu không giữ vệ sinh an toàn thực phẩm thì sẽ gây ra hậu quả gây nguy cơ nhiễm bệnh lây lan qua đường tiêu hoá; gia tăng số người ngộ độc thực phẩm; tạo điều kiện cho việc buôn bán thực phẩm bẩn
- Cách thức bảo quản:
+ Chọn lương thực - thực phẩm còn hạn sử dụng, có nguồn gốc rõ ràng, tươi mới, được giết mổ đúng tiêu chuẩn.
+ Chế biến thực phẩm an toàn, sạch sẽ, kĩ lưỡng. Giữ vệ sinh nơi chế biến thực phẩm và đồ dùng nấu nướng
+ Bảo quản thức ăn chín đúng cách và đun kĩ lại trước khi ăn
+ Sử dụng nước sạch trong ăn uống
+ Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
+ Giữ vệ sinh môi trường