Câu 1: Trang 88 SGK Ngữ Văn 9 tập 2
Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau.
a) Hãy chỉ ra những điểm giông nhau và khác nhau (về số dòng thơ, về cách xây dựng hình ảnh, về cách tổ chức khổ thơ,...) giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ?
b) Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không?
Bài Làm:
a)
- Chúng ta khẳng định: Lời của em bé ở hai phần có những nét giông nhau và sự khác biệt.
- Giống nhau:
- Thuật lại lời rủ rê.
- Lời từ chối, lí do từ chối.
- Những trò chơi do em bé sáng tạo đều có em và mẹ.
- Khác biệt:
- Số dòng thơ ở phần hai dài hơn phần 1
- Cách xây dựng hình ảnh của hai phần: Phần một những người bạn là mây với trò chơi cùng bình minh vàng và vâng trăng bạc; phần hai những người bạn là sóng với những chuyến ngao du
- Tác dụng
- Việc lặp lại với hình thức đối thoại qua lồng trong lời kể của em bé đã khắc họa một cách chính xác và tinh tế tâm hồn của một đứa trẻ. Chúng vẫn ham chơi, thích khám phá những vùng đất mới, vạn vật trên thế gian này trong đôi mắt ngây thơ của chúng đều có sức hút kỳ lạ. Bé con cũng thấy băn khoăn, có vẻ hơi lung lay trước lời mời gọi đầy hấp dẫn của mây, của sóng. Thế nhưng bỏ qua tất cả, đứa bé từ chối hết những lời mời hấp dẫn của những người bạn mây và sóng để được trở về nhà với mẹ. Cả hai mẹ con sẽ tự sáng tạo ra trò chơi ấy, cùng nhau.
- Sự khác biệt trong số lượng câu thơ và cách xây dựng hình ảnh của cả hai phần giống như việc tăng thêm thử thách với đứa trẻ. Thử thách càng lớn thì tình yêu với mẹ của chú bé càng tăng theo. Điều này có nghĩa phần thứ hai sử dụng lối nói trùng điệp, hô ứng rất giàu nhạc điệu đã tạo ra một điệp khúc bất tận khẳng định tình cảm của đứa bé với mẹ, cũng là lời khẳng định cho tình mẫu tử thiêng liêng.
b) Đó là những lí do để phần hai tồn tại. Nếu không có phần thứ hai thì ý thơ không được trọn vẹn, đầy đủ.