Lời giải Bài 6-Một số bài toán Hình học thường gặp trong đề tuyển sinh vào 10 năm 2017

Bài Làm:

Lời giải chi tiết :

Đề ra :

Cho ( O, R ) và ( I, r ) tiếp xúc ngoài tại A ( R > r ) .Dựng tiếp tuyến chung ngoài BC ( B nằm trên đường tròn tâm O và C nằm trên đường tròn tâm I ) .Tiếp tuyến BC cắt tiếp tuyến tại A của hai đường tròn ở E .

a.  Chứng minh : $\triangle ABC$ vuông ở A .

b.  OE cắt AB tại N, IE cắt AC tại F .  Chứng minh : N, E , F ,A cùng nằm trên một đường tròn .

c.  Chứng minh : $BC^{2}=4Rr$ .

d.  Tính diện tích tứ giác BCIO theo R, r .

Hướng dẫn giải : 

 

a.

Ta có : BE và AE  là hai tiếp tuyến cắt nhau   =>  AE = BE .

Tương tự : AE = EC 

=>  AE = EC = EB = $\frac{1}{2}BC$

=>  $\triangle ABC$ vuông ở A .    ( đpcm )

b.

Theo tính chất tiếp tuyến cắt nhau =>  EO là phân giác của tam giác cân AEB

=>  EO là đường trung trực của AB .

<=>  $OE\perp AB<=> \widehat{ENA}=90^{\circ}$

Tương tự : $ \widehat{EFA}=90^{\circ}$

=>  $ \widehat{EFA}+\widehat{ENA}=180^{\circ}$

=>  N, E , F ,A cùng nằm trên một đường tròn .    ( đpcm )

c.

Xét tứ giác FANE có :$ \widehat{EFA}=\widehat{ENA}=\widehat{EAF}=90^{\circ}$

=>  FANE là hình vuông .

Mặt khác , ta có : $\triangle OEI$ vuông tại E và $EA\perp OI$   ( t/c tiếp tuyến )

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông , ta có :  $AH^{2}=OA.AI$

Mà  $AH=\frac{BC}{2}; OA=R;AI=r$  

=>  $\frac{BC^{2}}{4}=R.r=> BC^{2}=4Rr$ .     ( đpcm )

d.

Ta có : BCIO là hình thang vuông .

Áp dụng CT tính diện tích hình thang , ta có : $S_{BCIO}=\frac{OB+IC}{2}.BC$

Mà  : $ BC^{2}=4Rr=> BC=2\sqrt{Rr}$ 

=>  $S_{BCIO}=\frac{r+R}{2}.2\sqrt{Rr}<=>S_{BCIO}=(r+R)\sqrt{Rr} $.

Vậy  $S_{BCIO}=(r+R)\sqrt{Rr} $   ( đvdt )

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.