A- Trắc nghiệm
Câu 1: Hãy xác định phương án đúng.
1.1. Khác với truyền thuyết, khoa học lịch sử đä chứng minh nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam ra đời cách ngày nay khoảng bao lâu?
A. 4000 năm B. 3 500 năm
C. 2700năm D. 2000 năm
1.2. Kinh đô của nhà nước Văn Lang là
A. Phong Châu (Vĩnh Phúc) B. Phong Châu (Phú Thọ)
C. Cẩm Khê (Hà Nội) D. Cổ Loa (Hà Nội)
1.3. Người đứng đầu các chiềng, chạ thời Hùng Vương gọi là gì?
A. Lạc hầu B. Lạc tướng
C. Bồ chính D. Xã trưởng
1.4. Nước Âu Lạc tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. Từ thế kỉ VII TCN đến năm 179 TCN.
B. Từ năm 258 TCN đến năm 179 TCN.
C. Từ năm 208 TCN đến năm 179 TCN.
D. Từ năm 208 TCN đến năm 43.
1.5. Ý nào đưới đây không thể hiện đúng sự khác biệt giữa Nhà nước Âu Lạc so với Nhà nước Văn Lang?
A. Có thành trì vững chắc.
B. Quân đội mạnh, vũ khí tốt.
C. Thời gian tồn tại dài hơn.
D. Kinh đô chuyển về vùng đồng bằng.
1.6. Ý nào đưới đây không phản ánh đúng thành tựu của nền văn minh đầu tiên của người Việt cổ?
A. Nghề nông trồng lúa nước là chính.
B. Kĩ thuật luyện kim (đặc biệt đúc đồng) phát triển.
C. Đã có chữ viết của riêng mình.
D. Nhiều sinh hoạt cộng đồng gắn với nghề nông trồng lúa.
1.7. Hiện vật tiêu biểu cho tài năng và kĩ thuật tỉnh xảo trong nghề đúc đồng của người Việt cổ là
A. các loại vũ khí bằng đồng.
B. các loại công cụ sản xuất bằng đồng.
C. trống đồng, thạp đồng.
D. Cả A và B
1.8. Ý nào dưới đây thể hiện điểm khác biệt trong tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương so với thời Hùng Vương?
A. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.
B. Giúp việc cho vua có các lạc hầu, lạc tướng.
C. Cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu.
D. Nhà nước được tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước.
Trả lời:
1.1 | 1.2 | 1.3 | 1.4 | 1.5 | 1.6 | 1.7 | 1.8 |
C | B | C | C | B | C | C | D |
Câu 2: Hãy xác định các câu sau đây đúng hay sai về nội dung lịch sử.
A. Sự phát triển của sản xuất nhu cầu chung sống, cùng làm thuỷ lợi và chống ngoại xâm là cơ sở cho sự ra đời của Nhà nước Văn Lang.
B. Nhà nước Văn Lang là kết quả sự hợp nhất của nhiều quốc gia nhỏ với nhau.
C. Xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giấy là những phong tục lâu đời của người Việt cổ.
D. Thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người Việt cổ.
E. Nhà nước Âu Lạc ra đời là sự tiếp nối thời đại Hùng Vương song có sự thay đổi về nơi định đô và phát triển hơn về sức mạnh quân sự.
G. Những thành tựu về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã tạo dựng nền tảng cốt lõi của bản sắc văn hoá dân tộc.
Trả lời:
- Câu đúng là: A, C, D, E, G
- Câu sai là: B
Câu 3: Hãy lựa chọn từ/cụm từ cho sẵn: kẻ, chiềng, chạ; cơm, rau, cá; nhà sàn; lễ hội: thuyền; gạo nếp, gạo tẻ; ngang vai, búi tó hoặc tết kiểu đuôi sam phù hợp để điền vào chỗ trống (...) trong đoạn sau.
Người Việt cổ chủ yếu ở (1)..................... mái cong hay mái tròn, biết dựng nhà bằng tre, nứa, gỗ, lá,... Làng xã thời kì này gọi là các (2)....................... thường được dựng lên ở các vùng đất ven sông, ven biển. (3)................. vì vậy cũng là phương tiện đi lại phố biến.
Thức ăn chủ yếu của người Việt cổ là (4).......... ..., tau, cà, cá và động vật nhuyễn thể (ốc, sò, trai trai,...).
Người Việt cổ ngày thường để kiếu tóc (5)................. Nam đóng khố, ở trần, đi chân đất, nữ mặc váy, mặc yếm.
Trả lời:
Người Việt cổ chủ yếu ở (1) nhà sàn mái cong hay mái tròn, biết dựng nhà bằng tre, nứa, gỗ, lá,... Làng xã thời kì này gọi là các (2) kẻ, chiềng,chạ thường được dựng lên ở các vùng đất ven sông, ven biển. (3) Thuyền vì vậy cũng là phương tiện đi lại phố biến.
Thức ăn chủ yếu của người Việt cổ là (4) gạo nếp, gạo tẻ, tau, cà, cá và động vật nhuyễn thể (ốc, sò, trai trai,...).
Người Việt cổ ngày thường để kiếu tóc (5) ngang vai, búi tó hoặc tết kiểu đuôi sam. Nam đóng khố, ở trần, đi chân đất, nữ mặc váy, mặc yếm.
B- Tự luận
Câu 1: Hãy lựa chọn và nêu ra 10 từ khoá quan trọng liên quan đến thời kì Văn Lang - Âu Lạc mà em thu hoạch được.
Trả lời:
10 từ khoá quan trọng liên quan đến thời kì Văn Lang - Âu Lạc mà em thu hoạch được là: Văn Lang, Âu Lạc, hùng Vương, trống đồng, lúa nước, thờ cúng, Cổ Loa, Phong Châu, lạc hầu, lạc tướng.
Câu 2: Tại sao nói tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang còn đơn giản, sơ khai? Sự ra đời của nhà nước này có ý nghĩa như thế nào trong lịch sử Việt Nam?
Trả lời:
- Tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang còn đơn giản, sơ khai vì: Nhà nước ra đời dựa trên sự hợp nhất của 15 bộ; Hùng Vương thực chất giống như một thủ linh quản sự; phân hoá xã hội giàu - nghèo chưa thực sự sâu sắc; tố chức nhà nước còn đơn giản, chưa có luật pháp, chữ viết...
- Ý nghĩa trong lịch sử Việt Nam: kết thúc hoàn toàn thời đại nguyên thuỷ, mở ra thời đại dựng nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
Câu 3: Có ý kiến cho rằng:”Trống đồng Đông Sơn được xem là một bộ sử thu nhỏ về đời sống của người Việt cổ”. Từ những hoa văn trên trống đồng (hình 7, 9, trang 63, 64, SGK) kết hợp với tra cứu thông tin qua sách, báo và internet, em hãy chứng minh cho nhận định trên.
Trả lời:
Họa tiết hoa văn trang trí trên mặt trống đồng rất phong phú và đặc sắc mô phỏng cuộc sống sinh hoạt của cư dân Việt. Những họa tiết bao gồm những cánh sao, những hàng chữ ∫ gẫy khúc nối tiếp, Hình người và động vật đi quanh ngôi sao theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Trong đó là các nhóm gồm người mặc áo lông chim đang nhảy múa, người giã gạo chày đôi, người đánh trống, nhà sàn mái cong, hươu đang đi cùng chim mỏ ngắn bay và chim mỏ dài đứng…
Chiếc trống đồng mang nhiều ý nghĩa, nói lên với chúng ta hay những thế hệ đời sau những gì về con người, về xã hội đương thời, về thuở dựng nước đầu tiên của ông cha ta, về trí tuệ, tình cảm, tâm hồn của người xưa và về tinh thần cũng như lý tưởng của xã hội cũ.
Câu 4: Từ hình ảnh và thông tin dưới đây, hãy viết một đoạn văn ngắn (5 - 7 câu) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của thời đại dựng nước Văn Lang - Âu Lạc.
Trả lời:
Thời đại dựng nước Văn Lang - Âu Lạc đánh dấu sự mở đầu thời đại có nhà nước với vua là người đứng đầu, có quân đội và vũ khí đặc biệt là thành trì kiên cố. Bên cạnh đó, tạo dựng giá trị văn minh như lấy nghề nông trồng lúa nước làm nghề chính, nghề luyện kim, kĩ thuật đúng đồng,... Đồng thời đặt nền tảng cho các phong tục tập quán của người Việt sau này. Cư dân Văn Lang -Âu Lạc có tục thờ cúng tổ tiên và thờ các vị thật trong tự nhiên, nhuộm răng đen ... Những thành tựu về đời sống vật chất và tinh thần đã tạo nên văn minh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
Câu 5: Theo em, những thành tựu nào của nền văn minh Việt cổ đầu tiên còn được bảo tồn đến ngày nay.
Trả lời:
Những thành tựu của nền văn minh Việt cổ đầu tiên còn được bảo tồn đến ngày nay như trống đồng, di tích thành Cổ Loa hay các thói quen sinh hoạt như thức ăn chính vẫ là lúa gạo, ở nhà sàn hay các phong tục tập quán như nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy,...