Đề 3 : Hãy phân tích vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài Đại cáo qua các dẫn chứng cụ thể.
Bài tham khảo 1 :
Yếu tố biểu cảm trong bài Đại cáo bình Ngô:
-
Ta đây: Núi Lam Sơn dấy nghĩa/Chốn hoang dã nương mình./Ngẫm thù lớn há đội trời chung/ Căm giặc nước thề không cùng sống./
-
Đau lòng nhức nhối/ Quên ăn vì giận/ Trằn trọc trong cơn mộng mị/ Băn khoăn một nỗi đồ hồi
-
Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về đông.
-
Tự ta, ta phải dốc lòng, vội vã hơn cứu người chết đuối/ Phần vì giận quân thù ngang dọc, phần vì lo vận nước khó khăn.
-
Ta gắng chí khắc phục gian nan.
=> Nguyễn Trãi đã tập trung khắc hoạ hình tượng Lê Lợi - Người lãnh tụ nghĩa quân: ngẫm, căm giặc nước, đau lòng nhức óc, quên ăn, suy xét, đắn đo, trằn trọc, vẫn đăm đăm ..., dốc lòng, gắng chí. Một loạt những từ ngữ biểu cảm đã khắc hoạ phẩm chất, ý chí của người lãnh tụ cho ta thấy được Lê Lợi là người có lòng căm thù giặc sâu sắc, có hoài bão lớn, có ý chí quyết tâm thực hiện hoài bão lí tưởng, tiêu diệt kẻ thù để cứu nước, cứu dân.
Bài tham khảo 2 :
- Vai trò của các yếu tố biểu cảm trong bài Đại cáo: giúp cho bài Đại cáo có hiệu quả thuyết phục hơn, vì nó tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến tình cảm, cảm xúc của người nghe, người đọc; giúp bài Đại cáo trở nên thấu tình đạt lí.
- Một số dẫn chứng:
+ “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
….. Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”
=> Yếu tố biểu cảm giúp khẳng định lí tưởng nhân nghĩa và khẳng định chủ quyền của nước Đại Việt ta.
+ “Lấy chí nhân để thay cường bạo
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay”
=> Yếu tố biểu cảm giúp thể hiện chí khí, tinh thần đánh giặc của quân dân ta.